hội chung của phương Đông lúc ấy, chuyện quân phiệt quyền thần thoán
đoạt quá phổ biến suốt thời Ngũ đại cho đến Tống dựng nước - mà Triệu
Khuông Dẫn ở Trần Kiều - là một thí dụ, để trở thành một tấm gương hành
động.
Điều may mắn của hậu thế khi đọc về các trang sách sử đó là có thể tự
tạo cho bản thân những góc nhìn đa chiều về những nhân vật ngày xưa, qua
chính các di tích lịch sử còn ở lại. Bởi lòng dân đôi khi cũng là một trang
sử mộc mạc. Đền thờ Lưu Cơ được xây dựng trong một không gian rất đẹp
của danh thắng Tràng An. Lưu Cơ là vị tướng cùng với Đinh Điền, Nguyễn
Bặc, Phạm Hạp, những người chống lại Lê Hoàn và bị thua cuộc. Đền thờ
ông còn đây, như một chứng tích của lòng dân luôn nhìn về mọi hướng.
Lăng vua Đinh Bộ Lĩnh như đã kể ở khúc ca số 3, người được chôn trên núi
Mã Yên. Vậy còn lăng vua Lê Hoàn? Nhà vua được chôn phía sau vách núi
của Mã Yên. Trước khi làm vua, Lê Hoàn là bề tôi của Đinh Bộ Lĩnh. Ngài
không an nghỉ cùng trên núi với vua Đinh mà chỉ xin đứng sau lưng núi,
dưới chân núi. Ngôi mộ của ngài sơ sài, heo hút, rào chắn tạm bợ. Sự cô
đơn của vị anh hùng đánh Tống khiến ta giật mình, bão lòng sâu xa trong
cõi lòng của tiền nhân nào ai hiểu cho hết được.
Nghi án có thể mãi là nghi án và cũng có thể là sự thật. Nhưng dù sự thật
là Lê Hoàn có thoán đoạt được ngôi vua từ tay dòng họ Đinh đi chăng nữa
thì điều cuối cùng quan trọng nhất mà ngài đã đem đến cho dân tộc này
chính là đánh tan giặc Tống xâm lược, đuổi quân Chăm Pa xâm phạm, giữ
yên bờ cõi vững bền và tạo phúc cho bá tánh Đại Cồ Việt non sông gấm
vóc bình an. Điều hậu nhân đọc về ông chỉ là để hiểu thêm một phần về
tính cách đế vương quyết liệt của ông, cũng như hiểu sử ta cũng đầy ly kỳ,
hấp dẫn chứ không phải để phủ nhận ông.
2. Uy Vũ Lê Đại Hành
Trước khi thái úy Lý Thường Kiệt trở thành người anh hùng “phá Tống
bình Chiêm” thì vua Lê Hoàn - Lê Đại Hành đã làm được điều đó rồi. Thế