tin cẩn của vua Lê Đại Hành nhưng đồng thời còn là thầy của vua Lý Thái
Tổ. Sự quan hệ chồng chéo của thiền sư Vạn Hạnh với hai triều đại Việt
Nam rõ ràng là điều chúng ta không thể không đặt câu hỏi. Liệu lịch sử thế
giới đã có cuộc đổi ngôi nào mà một vị quốc sư đóng vai trò lớn đến vậy?
Cho tới tận bây giờ, khác với những lần thay đổi triều đại khác như Lê Đại
Hành thay Đinh Toàn với việc Phạm Cự Lạng ập vào trong cung cấm, hay
cuộc hôn nhân chính trị giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh mà thái sư
Trần Thủ Độ sắp đặt thì chuyện Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê lại sở hữu
sắc màu bí ẩn, đi cùng những lời đồn dân gian và những câu sấm truyền
miệng, chẳng hạn ngày Lý Công Uẩn sinh ra trên bàn tay có bốn chữ “Sơn
hà xã tắc” hay chuyện cây gạo bị sét đánh rồi xuất hiện mấy câu sấm.
Những tình tiết huyền thoại đó có lẽ chỉ được vận động từ một người có vị
trí là thủ lĩnh tâm linh của nhân dân mà thôi.
Đó phải chăng là lời đáp cho việc vì sao mà dưới thời Lý, Phật giáo phát
triển rực rỡ nhất. Như sử gia Lê Văn Hưu đã nhận xét về việc sùng Phật
của Lý Thái Tổ trong Đại Việt sử ký: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2
năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa
ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ điệp (văn bằng cấp
cho người xuất gia đi tu) cho làm Tăng hơn nghìn người ở kinh sư làm sư.”
Đưa Phật giáo trở thành quốc giáo, rộng khắp trong đời sống nhân dân, đến
nỗi sử gia Lê Văn Hưu đã phải thốt lên: “Trong nước chỗ nào cũng có chùa
chiền, nhân dân quá nửa là sư sãi.”
Đó nếu không phải là sự đáp tạ cho việc ủng hộ của thiền sư Vạn Hạnh
và tăng chúng thiên hạ trong việc lập ra triều Lý thì còn là gì nữa đây?
Quay lại câu chuyện về Lê Long Đĩnh, Đại Việt sử ký toàn thư chép về
vua Lê Long Đĩnh như sau: “Ngự Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương
chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh.” Hoặc: “Vua thân đi đánh
hai châu Đô Lương, Vị Long”. Hoặc: “Vua thân đi đánh các châu Hoan
Đường, Thạch Hà”... Tính ra thì có tới sáu lần được nhắc đến chuyện vua
thân chinh ra ngoài đánh dẹp để bảo vệ cương thổ nhà Tiền Lê. Một con