thông thường từ các đại thần nhờ nhân cách mà còn phải bằng một loạt
những âm mưu chốn quan trường. Chuyện đấu đá ấy không làm xấu đi hình
ảnh của nhà vua, ngược lại còn để hậu nhân hiểu, khi một con người đủ
hùng tài đại lược để thay triều đổi đại trong êm thấm thì ắt hẳn sẽ đủ tầm
nhìn để xây dựng được một nước Việt chắp cánh bay cao trong ngày ngài
nắm quyền.
Để bàn về tầm vóc của Lý Thái Tổ, đôi khi nên “vẽ mây, nẩy trăng”. Đó
là nhận định về giá trị lớn nhất mà Lý Thái Tổ đã để lại cho dân tộc, chính
là dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Đại La (Thăng Long - Hà Nội). Hà Nội
hôm nay, sau hơn ngàn năm phát triển, đã đủ để ta hiểu rằng tầm nhìn dời
đô là đúng đắn. Nhưng ý nghĩa thực sự của việc dời đô ngày hôm đó thì
không hề đơn giản chút nào. Hoa Lư, thủ đô của nước Đại Cồ Việt, cố đô
của Việt Nam như đã phân tích ở khúc tráng ca mang tên Đinh Bộ Lĩnh, đó
là một vùng đất mạnh về phòng thủ với dãy núi đá vôi bọc xung quanh và
hệ thống sông ngòi trải phía trước. Địa thế này là cực phẩm về phòng thủ.
Đại La, vùng đất sắp được dời đô lại nằm ngay tại trung tâm của đồng bằng
Bắc Việt - vị trí nằm giữa con sông Hồng ở phía đông và sông Tô Lịch phía
tây. Địa thế hội tụ bốn phương này giúp phát triển mạnh về kinh tế nhưng
không phải là vị trí tốt trong phòng thủ chiến tranh.
Bằng việc dời đô từ Hoa Lư, một vị trí có ý nghĩa về phòng thủ sang
Thăng Long, một vị trí có ý nghĩa về phát triển kinh tế, Lý Công Uẩn đã
cho thiên hạ thấy rằng, đã đến lúc dân tộc Việt Nam không còn phải căng
mình đối phó chống sự xâm lược của phương Bắc, cũng không cần phải thu
giấu ở một miền đất phòng thủ nữa, bây giờ, ngay lúc này, đường hoàng
bước chân ra ánh sáng và sẵn sàng xây dựng một thủ đô nghìn năm văn
hiến, hệt như một chú rồng bay lên, vẫy vùng trong giai đoạn mới.
Thủ đô Hà Nội hôm nay, Thăng Long ngày xưa và Đại La thời Bắc thuộc
luận về phong thủy có thể bàn thể này: Hà Nội - Thăng Long có một vị trí
“núi sông chầu phục”, xung quanh vùng đất này là một hệ thống núi non
trùng điệp từ các mạn Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc bủa vây về, khí thế rầm