thuế, từ thuế ruộng đất, ao hồ đến thuế bãi dâu, thuế sản vật. Ông nhiều
năm xá thuế cho dân như năm 1016 xá tô thuế 3 năm, năm sau, năm 1017
lại xá tô ruộng. Đồng thời trong sáu thứ thuế mà vua ban hành, ngài chỉ thu
bốn thứ, hai hạng khoan thu để tạo điều kiện cho việc phát triển nghề nông.
Chính việc khoan thư sức dân này đã tạo nên rễ sâu gốc bền, khiến dân tin
yêu và đảm bảo cho vương triều tồn tại lâu dài, cũng như đủ lực để chống
chọi với cuộc xâm lăng của nhà Tống sau đó 60 năm.
Cũng như bao nhiêu vương triều mới thành lập khác, luôn cần phải xử lý
các vấn đề về cương thổ và sự chống đối từ những nơi còn vương vấn triều
cũ. Lý Thái Tổ đã phải nhiều phen cầm quân ra ngoài đánh dẹp. Tiêu biểu
như vào tháng 2 năm 1011, vua mang quân đi phạt quân Cử Long ở Ái
Châu. Đến tháng 10 năm 1013, nhà vua lại thân chinh ra đánh quân Man ở
châu Vị Long. Tính ra từ khi đăng cơ, nhà vua đã phải bốn lần thân chinh
ra mặt trận và thêm bốn lần điều quân từ trung ương ra để đánh dẹp những
hào trường địa phương làm phản, trong đó có một lần đánh tan quân Chiêm
Thành từ phía Nam tràn lên quấy rối.
Những tháng năm chinh chiến trên lưng ngựa trong suốt chặng dài rong
ruổi của ngài đã có tác dụng tạo nên một xã tắc vững bền. Trong thời gian
tại ngôi kéo dài 19 năm, Lý Thái Tổ đã giành lại cho thái tử Lý Phật Mã
một thiên hạ bình an và nền móng vững vàng. Sau đó tám đời vua nhà Lý
tiếp theo đã phát triển đất nước Việt Nam lên một tầm mới. Sử thần Ngô Sĩ
Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư khi nói về Lý Thái Tổ đã viết: “Nam
Bắc thông hiểu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có
mưu lược của bậc đế vương.”
Dưới thời Lý Thái Tổ, Phật giáo nhờ đó cũng phát triển mạnh mẽ hơn.
Vào tháng 6 năm 1018, nhà vua ra lệnh cho Nguyễn Đạo Thanh và Phạm
Hạc qua Trung Quốc và thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại
Hưng. Năm 1019, lập đàn giới ở chùa Vạn Thọ, sai các tăng đồ đến thụ
giới. Đến năm 1024, cho xây chùa Chân Giáo ở trong thành để nhà vua tiện
ngự đọc tụng kinh kệ. Đến năm 1027, cho sao chép Đại Tạng kinh làm