SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 252

Suy nghĩ cách trình bày đặt đối phương lên hàng đầu, xác định xem nội
dung ta nói có phải là điều đối phương muốn biết không?

Yosuke: “Nếu lần này đối phương là trưởng phòng của mình và trưởng
phòng marketing thì điều gì là quan trọng hơn cả?

Bởi vì họ xem xét những khu vực khác nữa, nên mình sẽ không đưa ra báo
cáo chi tiết ngay từ đầu mà sẽ chờ đến khi được hỏi thì mới trả lời. Trưởng
phòng của mình xuất thân từ kinh doanh nên cũng không cần giải thích chi
tiết về bối cảnh kinh doanh, nhưng bởi vì gần đây ông không trực tiếp giám
sát chi tiết nội dung hoạt động của từng cửa hàng. Mình chưa từng nhận
thức về điều này nhưng lần này thì mình sẽ thử trình bày một cách rõ ràng vì
sao có thể nói như vậy dựa trên những con số làm căn cứ. Nếu mình đảm
bảo được độ tin cậy của nội dung báo cáo thì chắc chắn sẽ được chấp nhận.
Đến đây thì mình đã muốn tự kiểm chứng xem kết quả sẽ thay đổi như thế
nào rồi đó.”

Hãy áp chế mong muốn trình bày tất cả quá trình và kết quả

Sau khi trình bày hết những gì ta muốn, điều gì xảy ra trong đầu của đối
phương

Bạn rất muốn trình bày quá trình mà bạn đã bỏ ra rất nhiều tâm sức để có
được kết quả phân tích. Đối với một nhà phân tích thì rất khó để quyết định
phần nào là quan trọng không thể bỏ qua, phần nào chỉ nên trình bày qua.

Thế nhưng, điều này có nghĩa là “bản thân bạn muốn trình bày điều gì” chứ
không phải là “đối phương muốn biết điều gì”. Dù bản thân có thể thỏa mãn
vì đã trình bày hết tất cả mọi thứ, nhưng thực tế là bạn đang xa rời mục tiêu
cuối cùng được đối phương hiểu và chấp thuận.

Cụ thể, nếu bạn muốn trình bày tất cả quá trình và kết quả phân tích, thì bạn
sẽ gặp phải những rủi ro như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.