Mục tiêu mà người làm kinh doanh hướng đến lại là “vận hành doanh
nghiệp”. Để công việc tiến triển thì cần phải có sự thấu hiểu của những
người liên quan, sự chấp thuận của cấp trên,... hay đôi khi là sự đồng ý của
khách hàng. Dù trong trường hợp nào thì việc sử dụng số liệu để làm căn cứ
cũng đều rất quan trọng.
Đương nhiên, phần phân tích của những người làm kinh doanh cũng cần “độ
chính xác”. Nhưng ai có kinh nghiệm cũng biết một sự thật đó là “không có
câu trả lời chính xác”. Sự việc càng phức tạp thì càng không thể biết điều gì
là sự thật ngay cả sau này ta có nhìn lại. Nhưng nếu giả định cho là ổn (nếu
sai nhiều quá thì không được), làm theo từng bước, lúc đó công việc sẽ được
xúc tiến rất nhanh. Trường hợp nếu bạn phải mất cả tháng để tìm lý do vì
sao tháng trước doanh số giảm, thì dù kết quả phân tích chính xác (kiểu học
thuật) đến mức nào, chẳng những giá trị của kết quả đó sẽ mất đi, mà còn bị
nói: “Cậu làm chậm quá đó”...
Trong thực tế, có thể nói rằng, “câu trả lời chính xác là do mình tạo ra”. Và
nó đúng hay không sẽ phụ thuộc vào việc người khác có nghĩ rằng “phần
trình bày đó hợp lý hay không”. Đáp án cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào
việc hành động để khắc phục doanh số suy giảm, đưa ra cách làm mới, cải
thiện quy trình đã có, hay thuyết phục được khách mua hàng,... có mang lại
hiệu quả hay không.
Và đương nhiên, đáp án chính xác đó được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả
thiết thực.
Tuy nhiên, nếu ta cố gắng học kỹ năng giống với nhà chuyên môn hay học
giả, không chỉ sẽ thất bại vì quá khó, mà kết quả chẳng ích gì khi đã tốn
công để nhớ, nhưng lại không thể ứng dụng được vào công việc.
Trong khoảng thời gian làm việc tại một công ty lớn, với vị trí là một giáo
viên, hay nhà tư vấn, tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp đáng tiếc như thế.