Đồng thời, tôi cũng đã tìm nhiều cách để truyền tải cho họ biết nội dung và
thông điệp “có thể thật sự sử dụng được data trong công việc”.
Cách để làm cho đối phương hiểu rõ và chấp nhận sẽ được tìm thấy trong
câu trả lời của yêu cầu “Cái đó, cậu hãy giải thích bằng số đi”.
Kỹ thuật đó là: (1) Biết phương pháp phân tích và có thể sử dụng phù hợp
(tuy nhiên bạn hãy yên tâm vì phạm vi yêu cầu có giới hạn thôi), (2) “cách
suy nghĩ” trước khi bắt đầu phân tích, và phần này đặc biệt quan trọng. Có
người muốn học “phân tích số liệu” nhưng lại không chú trọng phần này,
khiến họ khó khăn và không thể tận dụng triệt để số liệu.
Có rất nhiều người tham dự các khóa học, hay đọc sách để học các phương
pháp phân tích. Tuy nhiên, không ít người khi quay lại chỗ làm ngày hôm
sau và bị cấp trên yêu cầu “Vậy cậu hãy sử dụng số liệu phân tích thử xem”,
trong đầu lại trống rỗng và không biết phải làm thế nào. Nguyên nhân là do
họ thiếu mất phần kết nối giữa Vấn đề, Mục đích và Phân tích, chứ không
phải họ học chưa đủ.
Trong cuốn sách này, ngoài việc giải thích về cách phân tích, cách xem dữ
liệu cần trong công việc, tôi sẽ giải thích cụ thể quan điểm hay cách suy nghĩ
cần có trong cả quy trình cho các bạn.
Khi có số liệu hay gặp phải vấn đề, đầu tiên bạn phải làm gì? Muốn tìm
được câu trả lời, bạn cần có suy nghĩ logic để đọc được ý nghĩa từ các số
liệu. Chắc chắn những dữ liệu lộn xộn, biểu đồ, hay các phần mềm phân tích
nâng cao nếu bỏ qua phần này sẽ mất hết ý nghĩa vốn có. Tôi cho rằng điểm
hay của cuốn sách này so với các lớp đào tạo hay sách thống kê, phân tích
dữ liệu khác, chính là truyền tải nội dung “suy nghĩ thế nào để phân tích có
ý nghĩa” mà không phải là “làm thế nào để phân tích”. Nếu bạn có thể nắm
được kỹ năng phân tích ngày một sâu hơn thì không khi nào là muộn cả.
Tôi xin đề cử cuốn sách này cho những ai hằng ngày vẫn luôn cảm thấy
những điều liệt kê sau đây: