32
Sự hiểu biết này chính là trí tuệ, trí tuệ hiểu biết
thực chất của sự việc khi chúng phát sinh. Trí tuệ phát
sinh từ chánh niệm và Thiền Định. Thiền Định đặt nền
tảng trên giới luật. Cả ba điều này - Giới, Định, Tuệ -
tương quan mật thiết đến độ hành giả không thể chỉ
tập trung vào một khía cạnh để được giải thoát. Tiến
trình tu hành xảy ra như thế này. Trước hết, chúng ta
tập cho đầu óc chú { vào hơi thở. Đây là sự phát sinh
đức hạnh. Khi sự chánh niệm về hơi thở được thực
hành cho đến khi tâm tĩnh lặng thì định lực phát sinh.
Rồi từ sự quán xét mà chúng ta nhận thấy rằng hơi thở
là vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã. Sự xả bỏ sẽ
theo sau đó và đây là sự phát sinh của trí tuệ. Cho nên,
thực tập chánh niệm về hơi thở có thể được xem là
nền tảng cho sự phát triển Giới, Định, Tuệ. Ba pháp tu
này phụ thuộc chặt chẽ với nhau như thế đó.
Khi cả ba pháp Giới, Định, Tuệ đều được phát
triển, chúng ta gọi sự tu hành này là Bát Chánh Đạo
19
,
là con đường duy nhất để thoát khổ. Bát Chánh Đạo là
pháp môn vô thượng bởi vì nếu được thực hành đúng
đắn, nó sẽ dẫn đến Niết Bàn, đến sự bình an rốt ráo.
LỢI ÍCH CỦA SỰ TU HÀNH
Khi chúng ta hành thiền như cách trên, thành quả
của sự tu hành sẽ có ba giai đoạn như sau:
Thứ nhất, đối với những hành giả, mà sự phát
tâm bắt nguồn từ đức tin thì sự tin tưởng của họ vào
Phật, Pháp, Tăng sẽ tăng trưởng dần dần. Đức tin này
19
Bát chánh đạo là con đường gồm có tám yếu tố để thoát khỏi
khổ đau. Xem phụ lục Bát chánh đạo.