36
Ở đây, Đức Phật đã nêu một tấm gương tốt cho
các vị thầy. Điều mà Xá Lợi Phất nói là sự thật. Ông chỉ
trình bày cảm xúc thật sự của mình. Thế nhưng, có
nhiều người không dám bày tỏ sự hoài nghi của họ đối
với một điều gì đó vì sợ rằng làm thế là hoài nghi sự
hiểu biết của người thầy. Nhưng Đức Phật không cảm
thấy bị xúc phạm. Ngài nói rằng bạn không cần cảm
thấy xấu hổ về những việc không xấu hay không có ác
ý. Không có gì xấu khi nói rằng mình không tin một điều
gì đó, nếu mình thật sự không tin. Hành động của Đức
Phật ở đây là một tấm gương tốt cho một người đang
dạy dỗ những người khác. Đôi lúc, bạn có thể học hỏi
ngay cả từ những đứa trẻ. Đừng dính mắc một cách mù
quáng vào địa vị hay uy tín của mình.
Dẫu bạn đang đứng, đang ngồi, hay đang đi, bạn
đều có thể xem xét những việc chung quanh bạn. Xem
xét một cách tự nhiên. Hãy quán xét mọi thứ: cảnh sắc,
âm thanh, mùi vị, cảm xúc, hay ý niệm. Kẻ trí quán xét
tất cả. Trên đường tu hành, chúng ta sẽ đạt đến một
điểm nơi không còn điều gì có thể đè nặng tâm trí
chúng ta.
Nếu chúng ta vẫn chưa nhận biết những cái thích
và không thích của chúng ta khi chúng phát sinh, chúng
ta sẽ vẫn còn lo âu. Nếu chúng ta biết sự thật về những
thứ này, chúng ta sẽ suy ngẫm như vầy, “Ồ, cái cảm
giác ưa thích này chẳng là gì cả. Nó chỉ là một cảm xúc
đến rồi đi mà thôi. Cùng thế ấy, sự không thích cũng chỉ
là một cảm xúc đến rồi đi. Tại sao chúng ta phải đặt
vấn đề với chúng?” Nếu chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc
và đau khổ là những tài sản cá nhân, thì chúng ta sẽ bị
phiền phức. Và những thứ này cứ nối tiếp nhau trong