SUỐI NGUỒN TÂM LINH - Trang 414

414

của Ngài. Cuối cùng, Ngài đến gặp một vị Sa Di trẻ khai
ngộ (A La Hán 7 tuổi) và xin được thọ giáo. Thầy Sa Di
bảo, “Được! Ngài có thể tu hành với con, nếu Ngài
thành tâm. Nếu Ngài không thành tâm, con sẽ không
nhận Ngài
”. Đại đức liền phát thệ làm đệ tử của thầy
Sa Di đó. Sau đó, vị Sa Di bảo Ngài mặc hết y vào. Khi
Ngài đã mặc hết những cái y rất đắt tiền vào thì vị Sa Di
chỉ một cái vũng bùn gần đó và nói, “Được! bây giờ,
Ngài hãy chạy xuống cái vũng bùn đó. Nếu con chưa
bảo dừng thì Ngài chớ nên dừng. Nếu con chưa bảo lên
thì chớ nên lên. Rồi!... chạy đi!

Lúc bấy giờ, Tôn giả Pothila, trong bộ tam y tươm

tất, chạy tới vũng bùn đó và nhảy xuống. Cho đến khi
toàn thân Ngài lấm đầy bùn, thầy Sa Di mới nói, “Ngài
có thể ra khỏi đó được rồi
”. Ngài chạy ra khỏi vũng bùn.

Tôn giả Pothila rõ ràng đã xả bỏ hết lòng kiêu

hãnh của mình, và sẵn sàng tiếp nhận sự giáo huấn.
Nếu chưa sẵn sàng học, một vị thầy nổi tiếng như Ngài
đã chẳng nhảy vào vũng bùn dơ dáy đó. Thấy thế, thầy
Sa Di biết là Ngài thật sự quyết tâm tu hành. Cho nên,
thầy cho Ngài một bài pháp dạy quán sát các đối tượng
của lục căn, qua một ví dụ về người bắt rắn mối. Con
rắn mối chạy trốn dưới một gò mối, và nếu cái gò mối
có sáu lỗ, người đó phải làm sao? Ông phải lấp kín năm
lỗ, chỉ chừa lại một lỗ, rồi chỉ việc ngồi trước cái lỗ đó
mà canh chừng. Khi con rắn mối chạy ra, ông có thể lập
tức bắt nó.

Chúng ta quán sát tâm cũng như thế đó. Đóng tất

cả năm căn như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, chỉ chừa lại
cái tâm. “Đóng” các căn có nghĩa là kiềm thúc và trấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.