415
tĩnh chúng. Hành thiền cũng giống như việc bắt rắn
mối. Chúng ta dùng Chánh niệm (Sati) để ghi nhận hơi
thở. Chánh niệm là phẩm chất hay biết khi chúng ta tự
hỏi “Tôi đang làm gì?” Còn Tỉnh giác (Sampajanna) là
sự nhận biết rõ ràng rằng lúc này tôi đang làm việc đó,
việc khá. Chúng ta quan sát hơi thở ra vào với Chánh
niệm và Tỉnh giác.
Phẩm chất Tỉnh giác này chỉ phát sinh từ sự tu
hành, không phải từ sự nghiên cứu Kinh điển. Hãy nhận
biết mọi cảm xúc. Tâm có thể yên lặng một hồi và rồi
các cảm xúc lại đến. Chánh niệm làm việc cùng với
những cảm xúc này, ghi nhận chúng. Có Chánh niệm,
tức có sự hay biết là “Tôi đang nói” “Tôi đang đi” “Tôi
đáng ngồi” v.v... Và rồi có Tỉnh giác, tức có sự nhận biết
rõ ràng rằng “Lúc này tôi đang đi,” “Tôi đang nằm
xuống,” “Tôi đang kinh nghiệm một tâm trạng như thế
đó”. Với Chánh niệm và Tỉnh giác, chúng ta nhận biết
tâm mình trong từng giây phút. Chúng ta biết tâm ứng
xử với những cảm xúc như thế nào.
Cái nhận biết lục trần gọi là “tâm”. Lục trần lẻn
nhẹ vào tâm. Ví dụ, một tiếng động đi tới tai và thẳng
vào tâm, rồi tâm biết nó là tiếng chim kêu hay tiếng xe
chạy, hay tiếng gì đó. Cái tâm biết tiếng động này vẫn
còn rất thô thiển. Nó chỉ là cái tâm bình thường. Sự
quấy nhiễu có thể phát sinh bên trong người hay biết
này. Chúng ta phải huấn luyện “người tỉnh giác” thêm
nữa để trở thành “người tỉnh giác đúng với chân lý hay
Budhho”. Nếu không biết đúng với chân lý, chúng ta sẽ
bị quấy rầy bởi tiếng người, tiếng xe cộ, tiếng động cơ,
v.v... Cái tâm bình thường, chưa được huấn luyện, xem