416
tiếng động như sự quấy nhiễu. Nó biết phù hợp với sự
ưa ghét của nó, không hẳn là phù hợp với chân Iý.
Chúng ta phải huấn luyện nó thêm, để nó biết với
tuệ giác rằng tiếng động chỉ là tiếng động. Nếu chúng
ta không dính mắc vào tiếng động, thì không có sự
quấy nhiễu. Tiếng động phát sinh và chúng ta chỉ việc
ghi nhận nó. Đây gọi là cái biết thật về sự phát sinh của
lục trần. Nếu chúng ta phát triển Buddho (sự hiểu biết
rõ ràng rằng tiếng động chỉ là tiếng động) thì tiếng
động sẽ không thể quấy nhiễu chúng ta. Tiếng động
phát sinh dựa vào luật nhân duyên, nó không là một tự
ngã, không có tự tính, không phải là “chúng ta” hay
“chúng nó”. Nó chỉ là tiếng động thôi. Và rồi tâm xả bỏ.
Sự hiểu biết rõ ràng này gọi là Buddho. Với nó,
chúng ta có thể cho phép tiếng động là tiếng động, rồi
nó không thể quấy nhiễu chúng ta nữa, trừ khi chúng
ta quấy nhiễu nó với sự suy nghĩ, “Tôi không muốn
nghe tiếng động đó, ồn ào quá”. Đau khổ phát sinh từ
thái độ này. Ngay nơi đây là nguyên nhân của khổ khi
chúng ta không biết chân lý của sự việc, chưa phát
triển Buddho. Chúng ta chưa thấu hiểu, chưa tỉnh thức,
chưa nhận biết. Đó là cái tâm tự nhiên, chưa được
huấn luyện, một cái tâm chưa thật sự hữu ích. Chúng
ta phải phát triển tâm, như cách mình phát triển thân
thể. Để phát triển thân thể, chúng ta phải tập thể dục,
chạy bộ mỗi buổi sáng, chẳng hạn. Không bao lâu, thân
thể sẽ trở nên dẻo dai, mạnh khỏe. Tập thể dục tâm thì
khác. Thay vì di chuyển nó, chúng ta dừng nó lại. Chẳng
hạn, khi hành thiền, chúng ta lấy hơi thở ra vào làm đối
tượng tập trung và quán chiếu. Chúng ta ghi nhận hơi
thở, có nghĩa là theo hơi thở với sự tỉnh thức, ghi nhận