418
vỏ cây chứ không vào đến lõi cây. Sự hộ trì chân chánh,
cái lõi cây, đến từ sự tu hành, từ sự trau dồi thân, khẩu,
ý của chúng ta cho phù hợp với sự giảng dạy. Điều này
mới hữu ích hơn. Nếu chúng ta thành thật, có sự kiềm
thúc và trí tuệ, sự tu hành của mình sẽ chấn hưng Phật
giáo. Không còn nguyên nhân cho sự thù địch và công
kích. Đây là chủ trương của tôn giáo chúng ta.
Nếu chúng ta xem thường giới Luật, thì dù cho vị
thầy có rao giảng chân lý, sự tu hành của chúng ta cũng
sẽ bất toàn. Chúng ta có thể nghiên cứu giáo lý và
thuộc nó nằm lòng, nhưng nếu thật sự muốn hiểu biết
nó, chúng ta phải tu hành. Nếu không, chúng ta có thể
gây chướng ngại cho sự tầm Đạo của mình trong những
kiếp vị lai. Cho nên, sự tu hành cũng giống như chiếc
chìa chóa mở tủ sắt. Nếu chúng ta có đúng cái chìa
khóa trong tay, chìa khóa của sự hành thiền, thì bất kể
cái tủ sắt bị khóa chặt cách mấy, chỉ cần chúng ta đút
chìa khóa vào vặn là khóa mở ra ngay. Nếu không có
chìa khóa, chúng ta không thể mở khóa. Chúng ta sẽ
không bao giờ biết trong tủ có những gì.
Thật ra, có hai loại kiến thức. Một người đắc Đạo
không nói từ trí nhớ, mà nói chân lý. Người thế gian
thường nói chuyện từ trí nhớ, không những thế, họ còn
nói với sự kiêu hãnh. Ví dụ, giả sử có hai người bạn
không thấy mặt nhau đã lâu. Một hôm, họ gặp nhau
trên một chuyến xe lửa. “Hay quá” một người nói. “Tôi
mới vừa nghĩ tới anh!” Thật ra, họ chẳng hề nhớ tới
nhau, nhưng khi phấn khởi, họ chỉ buột miệng nói thế.
Và rồi nó trở thành một sự dối gạt. Đúng thế, đó là sự
dối gạt phát xuất từ sự buông thả, bất cẩn. Đây là sự