SUỐI NGUỒN TÂM LINH - Trang 420

420

sự hạnh phúc và đau khổ tột cùng và khiến chúng ta
xoay chuyển mãi trong vòng luân hồi, với những sự vui
buồn và tốt xấu của nó
”. Ngài chứng ngộ chân lý và
nhận ra điều cốt tủy của sự tu hành, giống như người
đàn ông nắm được cái đuôi của con rắn mối.

Đối với chúng ta cũng vậy. Chỉ có cái tâm này là

quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng ta huấn luyện
tâm. Bây giờ, chúng ta tính huấn luyện nó với cái gì
đây? Bằng cách duy trì sự chánh niệm và tỉnh giác liên
tục, chúng ta sẽ có thể biết được tâm.
Cái “người tỉnh
giác
” này vượt lên trên tâm; nó là cái biết trạng thái
của tâm. Cái biết rằng tâm chỉ là tâm chính là "người
tỉnh giác
”. “Người tỉnh giác” ngồi ở phía trên tâm, và
đó là l{ do nó có thể xem chừng tâm, dạy dỗ tâm để
biết điều gì là đúng, điều gì là sai. Cuối cùng, mọi thứ
đều quay về cái tâm chế tạo này. Nếu tâm kẹt trong sự
chế biến liên tục của nó, sự nhận biết không hiện diện
và sự tu hành sẽ không có kết quả.

Cho nên, chúng ta phải huấn luyện cái tâm này để

lắng nghe Giáo Pháp, để phát triển Buddho, sự nhận
biết rõ ràng và sáng suốt, cái tồn tại ở bên trên cái tâm
bình thường và biết tất cả những gì xảy ra bên trong
đó. Đó là lý do tại sao chúng ta quán chiếu chữ Buddho,
để chúng ta có thể biết cái tâm vượt lên trên tâm. Chỉ
việc quan sát tất cả những động thái của tâm, bất kể là
tốt hay xấu, cho đến khi “người tỉnh giác” nhận ra rằng
tâm chỉ là tâm, không có một tự ngã. Đây gọi là sự
quán chiếu tâm.
Nhìn thấy được như thế, chúng ta sẽ
hiểu rằng tâm là một thứ tạm bợ, bất toàn và vô chủ.
Chúng ta có thể tổng kết như sau: Tâm là cái nhận biết
lục trần, tức sáu đối tượng của tâm. Lục trần khác với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.