SUỐI NGUỒN TÂM LINH - Trang 419

419

dối gạt mà không ý thức. Nó là một hình thức phiền
não vi tế, và nó xảy ra rất thường.

Trở lại việc huấn luyện tâm của Tôn giả Tuccho

Pothila. Ngài làm theo sự chỉ dẫn của thầy Sa Di: hít
vào, thở ra, nhận biết một cách tỉnh thức mỗi hơi thở
ra vào, cho đến khi nhìn thấy cái gã bịp bợm bên trong
mình, như khi con rắn mối chạy ra khỏi gò mối. Ngài
nhìn thấy chúng và nhận thức bản chất thật của chúng
ngay lúc chúng phát sinh. Ngài nhìn thấy cách tâm liên
tục bày ra chuyện này, rồi dựng lên chuyện kia.

Sự suy nghĩ là một Pháp hữu vi, một thứ được cấu

tạo nên từ những điều kiện hỗ trợ. Nó không phải là
một Pháp vô vi (không có tính sinh diệt), một thứ tự nó
hiện hữu, không phải được tạo nên. Cái tâm được huấn
luyện thành thục với sự nhận biết rõ ràng, không dựng
lên các tâm thái. Cái tâm này hiểu thấu Chân Lý Cao
Thượng và không còn lệ thuộc vào những thứ bên
ngoài. Biết Chân L{ Cao Thượng là biết sự thật. Cái tâm
chế tạo trốn tránh sự thật này, nói rằng, “Cái đó đẹp!”
hay “Cái này xinh quá!
”. Nhưng nếu có Buddho (tuệ
giác)
trong tâm, nó không còn có thể lừa gạt chúng ta,
bởi vì chúng ta biết đường lối của tâm. Tâm không còn
có thể tạo nên những tư tưởng ảo, vì có sự nhận biết
rõ ràng rằng mọi tư tưởng trong tâm đều không ổn
định, không hoàn mỹ, và là nhân nguyên của khổ đau
đối với kẻ nắm giữ nó. Bất kể đi tới đâu, “người tỉnh
giác
” luôn ở trong tâm của Tôn giả Tuccho Pothila. Ngài
quan sát những chế tạo khác nhau của tâm với sự hiểu
biết rõ ràng. Ngài nhìn thấy cách tâm phỉnh gạt mình
trong nhiều cách khác nhau, và thấu hiểu điều cốt tủy
của sự tu hành: “Cái tâm lừa đảo này dẫn chúng ta tới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.