SUỐI NGUỒN TÂM LINH - Trang 417

417

nhịp độ của nó, sự ra vào của nó, và buông bỏ tất cả
những thứ khác. Sự chú tâm vào một đối tượng như
thế lâu dần sẽ khiến tâm lắng dịu. Nếu chúng ta cứ để
tâm lang thang mãi, nó sẽ không bao giờ có thể dừng
nghỉ. Tâm “dừng nghỉ” là tâm không còn chạy lăng xăng
nữa. Nó giống như một con dao bén. Nếu chúng ta sử
dụng con dao một cách bừa bãi, đụng thứ gì cũng cắt
đá, gạch, kính, v.v…, con dao đó sẽ cùn rất nhanh.
Chúng ta chỉ nên dùng nó để cắt những thứ đã định
cho nó. Cùng thế ấy, nếu chúng ta để tâm đuổi theo tư
tưởng và cảm xúc vô nghĩa, tâm sẽ mệt mỏi và suy yếu.
Nếu tâm mệt mỏi, trí tuệ sẽ không phát sinh, bởi vì một
cái tâm mệt mỏi, không có năng lượng là cái tâm
không an định.

Nếu tâm không dừng nghỉ, bạn không thể nhìn

thấy bản chất của lục trần. Cái biết rằng tâm là tâm,
trần cảnh là trần cảnh, là nền tảng mà từ đó Phật giáo
nảy sinh và phát triển. Đây là cốt tủy của Phật Pháp. Khi
xem xét chính mình và cách ứng xử của mình, chúng ta
sẽ thấy mình giống như những đứa trẻ. Một đứa trẻ
không biết gì cả. Đối với một người lớn, thì cách chơi
đùa, nhảy nhót của một đứa trẻ dường như không có
mục đích gì. Nếu tâm của bạn chưa huấn luyện, nó
cũng giống như một đứa trẻ. Ta nói chuyện mà không
nhận biết rõ ràng là mình đang nói gì, rồi hành động
một cách thiếu trí tuệ. Chúng ta có thể khiến cho mình
lụn bại hay gây ra thiệt hại nặng nề mà vẫn không biết.

Cho nên, chúng ta nên huấn luyện cái tâm này.

Đức Phật bảo chúng ta huấn luyện tâm, dạy dỗ tâm. Dù
chúng ta có hộ trì Phật Pháp với bốn món vật dụng, sự
hộ trì đó chỉ ở trên mặt mà thôi, nó chỉ vào đến phần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.