421
tâm. “Người tỉnh giác” biết bản chất của tâm và lục
trần. Chúng ta phải dùng Chánh niệm để liên tục tẩy
rửa tâm. Ai cũng có Niệm. Ngay cả mèo cũng có Niệm
khi nó đang rình bắt chuột. Ngay cả chó cũng có Niệm
khi nó sủa một người nào. Đây là một hình thức của
Niệm, nhưng nó không phù hợp với Chánh Pháp. Ai
cũng có Niệm, nhưng ở những mức độ khác nhau,
giống như những cách nhìn khác nhau đối với sự việc.
Chẳng hạn, khi tôi bảo người ta quán chiếu thân
thể, có người nói, “Có gì ở đó mà quán chiếu? Ai cũng
có thể nhìn thấy nó, răng, tóc, móng tay và da, chúng
tôi đã thấy hết rồi”. Con người là vậy đó. Đúng là họ có
thể nhìn thấy thân thể, nhưng cái nhìn của họ bị lệch
lạc. Họ không nhìn với Buddho, “người tỉnh giác”,
người giác ngộ. Họ chỉ nhìn thấy thân thể theo cách
thường tình. Chỉ nhìn thấy thân thể thôi thì không đủ.
Bạn phải nhìn thấy cái thân thể bên trong thân thể, và
rồi sự việc trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Chỉ nhìn thấy
thân thể thôi, bạn sẽ bị nó phỉnh gạt, bị bề ngoài của
nó mê hoặc. Không nhìn thấy tính chất tạm bợ, bất
toàn và vô chủ, sự ham muốn dục lạc phát sinh. Bạn bị
cuốn hút bởi hình dáng, âm thanh, mùi vị và cảm giác.
Nhìn thân thể như thế là nhìn với cặp mắt trần, dẫn
đến sự yêu, ghét và phân biệt giữa cái thoải mái và khó
chịu.
Đức Phật dạy rằng chúng ta phải nhìn với “tuệ
nhãn”. Nhìn thấy cái thân thể bên trong thân thể. Nếu
bạn thật sự nhìn vào trong thân thể, “Ôi! Thật là gớm
ghiếc”. Có những thứ của hôm nay và của ngày hôm
qua trộn lẫn trong đó, bạn không biết thứ gì là thứ gì.
Cái nhìn theo cách này thì rõ ràng hơn nhiều so với cái