438
đừng xa rời Phật. Đây là người đến gần Phật, luôn tôn
kính Phật. Chúng ta có những nghi lễ tôn kính Phật,
như buổi tụng Kinh sáng. Đây là một cách để tôn kính
Phật, nhưng nó không phải là sự tôn kính Phật sâu sắc
như tôi vừa mô tả. Tôn kính Phật chỉ với sự tụng đọc
Kinh điển thì cũng giống như việc định nghĩa chữ Tz
Khưu như là “người hỏi”. Nếu chúng ta luôn quán xét
sự vô thường, khổ và vô ngã mỗi khi mắt thấy sắc, tai
nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc
chạm, hay tâm nhận thức các tư tưởng, thì đây cũng
giống như cách định nghĩa chữ Tz Khưu như là “người
nhìn thấy hiểm họa của luân hồi”. Nó sâu sắc hơn nhiều
và nó thấu suốt rất nhiều thứ.
Hãy phát triển thái độ này trong sự tu hành và
bạn sẽ đi đúng hướng. Nếu suy ngẫm theo cách này, thì
dù có phải sống xa vị thầy, bạn vẫn gần họ. Nếu sống
gần thầy, nhưng tâm bạn chưa gặp họ, bạn sẽ cứ chê
trách hay nịnh hót họ. Nếu họ làm điều gì vừa ý bạn,
bạn nói là họ tốt. Và nếu họ làm điều gì bạn không
thích, bạn nói là họ xấu, và sự tu hành của bạn chỉ
quanh quẩn ở đó. Bạn sẽ không đạt được một thứ gì
qua việc soi mói người khác. Nhưng nếu hiểu sự giảng
dạy này, bạn có thể trở thành một Thánh Nhân ngay
lúc này.
Với những vị Sư mới, tôi đã đưa ra thời gian biểu
và những quy luật của thiền viện, chẳng hạn như:
“Đừng nói quá nhiều!”. Đừng vi phạm những tiêu
chuẩn này, bởi chúng là con đường dẫn đến sự giác
ngộ, đến Niết Bàn. Bất cứ ai vi phạm những quy luật
này không phải là người tu hành chân chánh, không
phải là người xuất gia với ý muốn tu hành trong sạch.