442
để cây bút trong túi áo trước, nhưng sau đó, bạn lấy nó
ra và để nó ở một nơi khác trong túi quần sau, chẳng
hạn. Rồi bây giờ, bạn thò tay vào túi áo trước. Nó
không có ở đó! Bạn hoảng hốt. Bạn hoảng hốt vì bạn
hiểu lầm, vì bạn không biết sự thật của vấn đề, và rồi
bạn đau khổ. Bạn không thể quên cây bút bị mất của
mình. Sự hiểu biết sai lầm của bạn khiến cho bạn khổ.
“Buồn quá! Mới mua cây bút được vài ngày mà đã mất
rồi”.
Nhưng rồi bạn nhớ ra, “Ô! biết rồi! Khi đi tắm, tôi
để cây bút trong túi quần sau”. Thế là bạn cảm thấy
nhẹ nhõm ngay, dù vẫn chưa thấy cây bút của mình.
Thấy không? Bạn vui vẻ rồi. Bạn không còn lo lắng về
cây bút của mình. Khi bạn sờ tay vào túi quần sau, nó ở
đó. Tâm của bạn đánh lừa bạn suốt thời gian qua. Bây
giờ, nhìn thấy cây bút, nỗi lo của bạn lắng dịu. Thứ bình
an này đến từ sự nhìn thấy nguyên nhân của vấn đề,
hay nguyên nhân của sự khổ. Bạn vừa nhớ lại là cây bút
nằm trong túi quần sau, thì sự khổ chấm dứt.
Cho nên, bạn phải quán chiếu để có thể tìm thấy
sự bình an. Điều mà người ta nói là sự bình an chỉ là sự
lắng yên của tâm, không phải sự lắng yên của phiền
não. Phiền não chỉ tạm thời bị chặn đứng, giống như
mảng cỏ bị tảng đá đè lên trên. Nếu, sau ba, bốn ngày,
bạn lấy tảng đá đi, thì không bao lâu, cỏ sẽ mọc trở lại.
Cỏ không chết, nó chỉ bị đè nén. Cũng vậy, việc ngồi
thiền: tâm lắng dịu nhưng phiền não thì không. Thiền
Định mang tới một thứ bình an, nhưng nó cũng giống
như tảng đá đè lên cỏ. Nó chỉ tạm thời. Để đạt được sự
bình an thật sự, bạn phải phát triển trí tuệ. Sự bình an
của trí tuệ giống như việc đặt tảng đá lên mảng cỏ và