453
CHƯƠNG 36: SỰ SIÊU VIỆT
Nguyên nhân của tất cả những sự rối rắm này là
tự ngã. Tự ngã chỉ là cái vỏ bên ngoài. Chúng ta lột bỏ
lớp vỏ bên ngoài để có thể nhìn thấy cái cốt tủy, tức là
cái siêu việt.
Khi nhóm năm người tu khổ hạnh (Năm anh em
Ngài Kiều Trần Như) rời bỏ Đức Phật, Ngài xem đó là
một sự may mắn, bởi Ngài sẽ có thể tiếp tục tu hành
mà không bị ngăn trở. Những người này rời bỏ Ngài vì
họ nghĩ rằng Ngài chểnh mảng việc tu hành và trở lại
với lối sống buông thả. Trước đó, Ngài rất chuyên tâm
tu tập theo lối khổ hạnh ép xác. Đối với miếng ăn, giấc
ngủ, Ngài đã hành hạ mình rất nhiều, nhưng Ngài
không thấy lối tu hành đó có kết quả. Sự tu hành của
Ngài phát xuất từ sự kiêu hãnh và bám giữ. Ngài lẫn lộn
những giá trị thế gian và tính ích kỷ với chân lý.
Thí dụ, nếu có người quyết định tu khổ hạnh ép
xác để được người đời tôn kính. Đây là sự tu hành vì
“thế gian”: tu hành vì danh lợi. Tu hành với ý muốn
như thế gọi là lẫn lộn con đường thế gian với chân lý.
Một lối tu hành khác là “lẫn lộn quan điểm của
mình với chân lý”. Bạn chỉ tin vào chính mình, vào sự tu
hành của chính bạn. Bất kể người khác nói gì, bạn nhất
định bám chặt vào quan điểm của mình. Đây gọi là lẫn
lộn chính mình với chân lý. Bất kể bạn xem thế gian hay
xem chính bạn là chân l{, đó đều là những sự ràng
buộc mù quáng. Đức Phật nhìn thấy điều này, và Ngài
thấy rằng ở đó không có sự “đi theo Giáo Pháp”, không
có sự tu hành vì chân lý. Cho nên, sự tu hành của Ngài