SUỐI NGUỒN TÂM LINH - Trang 455

455

mình, nhưng Đức Phật đã nhìn thấy sự sai lầm của
mình và buông bỏ nó. Và rồi, giống như chim rời khỏi
một cội cây không còn cho đủ bóng mát, hay như cá rời
khỏi cái hồ nước quá nhỏ, quá dơ, năm tu sĩ khổ hạnh
từ bỏ Đức Phật cùng thế ấy. Bấy giờ, Đức Phật tập
trung vào việc quán chiếu Đạo. Ngài sống thoải mái
hơn và tự nhiên hơn. Ngài cho phép tâm là tâm, thân
thể là thân thể. Ngài không cưỡng ép sự tu hành của
mình một cách quá đáng, chỉ vừa đủ để tháo lỏng dần
những gông cùm của tham, sân, si. Trước đó, Ngài rơi
vào hai thái cực: Khi hạnh phúc và tình thương phát
sinh, Ngài bị khuấy động và dính mắc vào chúng. Ngài
đồng hóa mình với chúng và không thể buông bỏ. Ngài
mắc kẹt vào đó. Đó là một thái cực. Thái cực kia là khi
Ngài tu hạnh ép xác với năm tu sĩ kia. Hai thứ cực đoan
này, Ngài gọi là mê đắm trong dục lạc và rối rắm trong
khổ đau.

Đức Phật đã từng dính mắc vào các điều kiện.

Ngài nhìn thấy rõ rằng hai đường lối này không phải là
đường lối của một người xuất gia chân chánh. Nếu
Ngài Ioanh quanh trong đó, cứ chạy từ thái cực này qua
thái cực kia, Ngài sẽ chẳng bao giờ trở thành một người
thấu hiểu thế gian. Và rồi, Đức Phật tập trung hoàn
toàn vào tâm và sự huấn luyện tâm. Các pháp thế gian
diễn tiến thuận theo những điều kiện hỗ trợ của chúng.
Ví dụ, thân thể kinh nghiệm đau đớn, bệnh hoạn, nóng,
lạnh, v. v… Những thứ này tự động xảy ra, và tự chúng
không có vấn đề. Thật ra, con người quá lo lắng về thân
thể của họ. Tà kiến khiến họ lo lắng và ràng buộc với
thân thể của họ quá nhiều, đến độ họ không thể buông
bỏ. Hãy xem xét cái chánh điện ở đây. Chúng ta xây nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.