456
lên và nói rằng nó là của chúng ta, nhưng thằn lằn đến
sống ở đây, chuột cũng đến sống ở đây, và chúng ta
luôn đuổi chúng đi, bởi vì chúng ta cho rằng cái nhà này
thuộc về chúng ta, không phải cho chuột và thằn lằn ở.
Bệnh hoạn của thân thể cũng vậy. Chúng ta xem
cái thân thể này là nhà của mình, thuộc về mình. Nếu
đau đầu hay đau bụng, chúng ta tức giận. Chúng ta
không muốn khổ. Hai chân này là của mình, mình
không muốn chúng bị đau. Đây là đầu của mình, mình
không muốn nó có bất cứ vấn đề gì. Mình phải chữa
lành tất cả bệnh hoạn và đau nhức bằng mọi giá. Đây là
nơi chúng ta bị phỉnh gạt và rời xa chân lý. Chúng ta chỉ
là khách khứa của thân thể này. Cứ như cái chánh điện
này, nó không thật sự là của mình đâu. Chúng ta chỉ là
những người mướn nhà, như mấy con chuột, con thằn
lằn ở đây vậy. Nhưng chúng ta không hiểu điều này.
Đức Phật đã dạy rằng không có một tự ngã lâu dài bên
trong thân thể này, nhưng chúng ta nắm giữ nó như
thể nó là mình. Khi thân thể thay đổi, chúng ta không
thích. Nhưng nếu tôi nói thẳng ra, bạn lại càng bối rối.
“Đây không phải là bạn”, tôi nói thế, và bạn càng
hoang mang hơn, sự tu hành của bạn chỉ củng cố thêm
cái bản ngã mà thôi.
Cho nên, đa số người không thật sự nhìn thấy
chính họ. Người nhìn thấy chính mình là người biết
rằng sự việc không phải là họ và không thuộc về họ.
Đây là quán sát các Pháp hữu vi đúng với bản chất của
nó. Hiểu biết bản chất của các Pháp hữu vi là trí tuệ.
Nếu không biết bản chất thực của các Pháp hữu vi, bạn
luôn xung đột với chúng, luôn kháng cự chúng. Bạn
nghĩ sao? Chúng ta nên buông bỏ các Pháp hữu vi hay