470
Pháp. Không nhìn thấy Pháp, tâm nắm giữ đủ thứ.
Chừng nào tâm còn bị trói buộc bởi sự nắm giữ, con
người không thể ra khỏi cảnh giới duyên khởi. Chừng
nào con người còn chưa ra khỏi cảnh giới duyên khởi,
họ còn bị rối rắm và chịu ảnh hưởng của sinh, lão,
bệnh, tử, ngay cả trong sự suy nghĩ. Cái tâm như thế là
một Pháp hữu vi.
Pháp vô vi nói đến cái tâm đã nhìn thấy Pháp,
thấy sự thật về ngũ uẩn, biết rằng chúng là tạm bợ, bất
toàn và vô chủ. Tất cả những { tưởng về “tôi” hay “của
tôi” “họ” hay “của họ” đều thuộc về cái thực tại tương
đối. Thật vậy, chúng đều là những điều kiện. Khi biết
thực chất của những điều kiện, chúng ta biết thực chất
của những quy ước. Khi chúng ta biết những điều kiện
không phải là chúng ta, không thuộc về chúng ta, chúng
ta buông bỏ tất cả điều kiện và quy ước. Khi buông bỏ
các điều kiện, chúng ta ngộ Đạo hay giác ngộ Pháp. Khi
ngộ Đạo, chúng ta biết rõ ràng. Chúng ta biết điều gì?
Chúng ta biết rằng ngoài những điều kiện và quy ước
ra, không có gì cả. Không có tự ngã, không có “chúng
ta” hay “họ”. Đây là hiểu biết bản chất của sự việc.
Nhìn thấy sự việc như thế, tâm vượt lên chúng.
Thân thể có thể già, bệnh và chết, nhưng tâm vượt lên
những trạng thái này. Khi tâm vượt lên sự hữu vi, nó
biết sự vô vi. Tâm trở thành vô vi, một trạng thái không
còn những yếu tố có điều kiện. Tâm không còn bị chi
phối bởi những vấn đề của thế gian. Các điều kiện
không còn ô nhiễm tâm. Hạnh phúc và đau khổ không
còn ảnh hưởng tâm. Không một thứ gì có thể ảnh
hưởng tâm hay thay đổi nó. Tâm đã thoát khỏi mọi sự
chế biến. Nhìn thấy bản chất của điều kiện và quy ước,