2
lâu bền hơn. Nhưng sách braille có ưu thế riêng của nó. Chẳng hạn
ở thư viện cộng đồng Stockholm, tôi thấy có cả loại sách dành cho
người sáng mắt lẫn người khiếm thị: trang bên trái n a trang trên in
ch bình thường n a trang dưới in ch braille, trang bên phải in
tranh màu nhưng có độ nổi khác nhau để người khiếm thị sờ vào có
thể hình dung ra nhân vật và hình ảnh trong bức tranh - đó là điều
mà “sách nói” không làm được. Nhân tiện nói thêm, ở Pháp - nơi tôi
ghé thăm trước khi qua Thụy Điển d Tuần lễ sách thiếu nhi - có
nhà xuất bản chuyên in sách cho người khiếm thị.
Đặc biệt, Thư viện thành phố Stockholm có phòng đọc dành cho
trẻ con từ 0 - 8 tháng tuổi. Dĩ nhiên trẻ con ở lứa tuổi này chỉ có thể
“đọc” bằng cách… nghe và ngắm. Phòng đọc độc đáo này bốn vách
đầy ắp các tranh vẽ, màu sắc sặc sỡ, chính gi a phòng có một bục
gỗ trên đó các diễn viên làm trò và kể chuyện cho các em nghe. Các
bậc cha mẹ ẵm con trên tay, ngồi trên dãy ghế kê sát tường. Các em
thích thú ngắm nghía các tranh trên tường, xem các diễn viên hoạt
náo và nghe các giọng kể du dương, đến khi nào ngủ khò là… đạt
hiệu quả.
Ngoài Thư viện thành phố Stockholm, thủ đô Thụy Điển còn có
Thư viện cộng đồng Stockholm thuộc Trung tâm văn hóa
Stockholm. Các phòng đọc sách ở thư viện này chia theo từng
lứa tuổi. Phòng đọc dành cho lứa tuổi nhỏ nhất (khoảng từ 3 - 4 tuổi)
có hai dãy kệ chứa sách. Kệ dưới thấp dành cho trẻ em, sách tranh
là chủ yếu. Kệ trên cao (để trẻ em không với tới) là “thư viện” dành
cho bố mẹ. Các bậc phụ huynh vừa trông con vừa đọc loại sách
dành cho mình để giết thì giờ. Nhưng không ít các bố mẹ “liệng” con
ở đó xong, rủ nhau “vù” xuống căng-tin ngồi đấu hót. Cô quản thủ
thư viện phàn nàn với tôi như vậy khi nghe tôi trầm trồ về phòng đọc
này. Cô bảo đám trẻ con thoạt đầu mê chơi không để ý (ngoài sách,
phòng đọc này có rất nhiều mô hình trò chơi), nhưng chơi chán nhìn
quanh không thấy bố mẹ đâu, thế là bọn nhóc khóc toáng lên khiến
các cô thủ thư phải dỗ mệt xỉu. Cô bảo cứ cái đà này không khéo
thư viện biến thành nhà gi trẻ mất. Nghe cô than thở, tôi cố lắm
mới không phì cười, bụng nghĩ sao mấy ông bố Thụy Điển này