SƯƠNG KHÓI QUÊ NHÀ - Trang 116

chuyển sách xuống Halmstad để phục vụ trẻ em Việt Nam ở thành
phố này, tất nhiên trong thời gian nhất định.

Halmstad là một thành phố nhỏ, khoảng 10.000 dân, trong đó có

khoảng một trăm gia đình người Việt. Hôm đó tôi gặp khoảng tám
mươi em học sinh ở Halmstad và các vùng phụ cận, hầu hết đều
sinh ra và lớn lên ở Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điển luôn khuyến
khích các công dân Thụy Điển có gốc gác nước ngoài trau dồi tiếng
mẹ đẻ, nên các em có giờ học tiếng Việt ở trường. Tất nhiên đa số
các em nói tiếng Việt không lưu loát lắm nhưng buổi gặp gỡ rất ấm
cúng và cảm động. Đặc biệt, các phụ huynh người Việt luôn hỏi tôi
có cách nào giúp con em họ có thể đọc sách Việt Nam bằng tiếng
mẹ đẻ một cách trôi chảy, chứng tỏ các bậc cha mẹ rất tha thiết đến
việc gìn gi nh ng gì thuộc về nguồn cội. Đây cũng là điểm đặc biệt
của Thụy Điển so với một số nước phương Tây khác. Họ quan niệm
công dân Thụy Điển gốc nước ngoài phải có ý thức gi gìn nguồn
cội thì mới trở thành công dân tốt ở nước sở tại. Thậm chí vào một
hiệu sách ở Stockholm, tôi còn trông thấy một số cuốn truyện thiếu
nhi tiếng Việt (có in kèm tiếng Anh) được in ấn rất đẹp, không phải
sách đặt mua từ các nhà xuất bản bên Việt Nam hay dịch từ Việt
ng mà do chính nhà văn Thụy Điển viết và họa sĩ Thụy Điển vẽ.

Tới đây, mới thấy câu chuyện về sách của xứ sở Bắc Âu này

chứa một nội hàm rất rộng, không chỉ đáng nể về quy mô của hệ
thống thư viện mà quan trọng hơn, quan điểm về văn hóa của họ rất
sâu sắc thông qua chính sách quảng bá nhiều nền văn hóa khác
nhau, không chỉ của Thụy Điển.

Sài Gòn Giải Phóng s Xuân 2011

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.