1
2
đi Thái Lan
Tôi đi Thái Lan lần này không phải là lần đầu. Cuối năm 2006, tôi
đi nghỉ cuối năm ở Thái với anh em báo Thanh Niên, lần đó tung
tăng khắp nơi, xuống tận các bãi biển ở Pattaya, đi Tiffany xem
ca nhạc của nh ng chàng trai thay đổi giới tính (thành con gái), vào
vườn thú xem voi vẽ tranh, tham quan các trại cá sấu, các trung tâm
chế tác đá quý, y dược lừng danh của người Thái. Lần này, năm
ngày ở Thái chỉ quẩn quanh ở Bangkok. Lần trước là đi chơi, lần
này là đi công việc.
Giải thưởng ASEAN (tên chính thức trên các văn bản ở Thái là
“SEA Write Award”) do Hoàng gia Thái Lan khởi xướng (từ năm
1979) và sẽ do hoàng thái t và công chúa đích thân trao giải nên có
khoản quy định về trang phục trong các buổi lễ chính thức, kể cả lúc
đi thăm Hoàng cung. Tôi vốn ăn mặc xuề xòa, nên từ lúc ở Việt Nam
đọc các văn bản g i đến từ Thái Lan, đã thấy “nhức đầu”.
Tháng mười hai năm ngoái qua xứ Thụy Điển ở tuốt Bắc Âu d
Hội thảo về văn học thiếu nhi, tâm trạng thấy bình thường, thậm chí
còn háo hức vì hy vọng lần đầu trong đời nhìn thấy tuyết (rốt cuộc
tuyết chẳng chịu rơi - chỉ rơi sau khi tôi rời Stockholm một tuần).
Bây giờ qua Thái Lan láng giềng, lại cảm thấy bồn chồn, chính vì
khoản quy định ăn mặc này. Tôi chúa ghét mặc áo vét, tới hôm trao
giải cũng phải diện vét cho đúng nghi thức. Bạn bè quốc tế, nhất là
các cô các bà, thấy tôi diện vét, cứ đi ngang liếc một cái tủm tỉm
khen “đẹp trai quá” làm tôi thấy hơi được an ủi, thậm chí khoai
khoái, dù không biết họ khen thiệt hay khen đùa (hy vọng là thiệt!).
Các nhà văn khối ASEAN giao tiếp bằng tiếng Anh, kể cả ban tổ
chức người Thái Lan. Nhưng hễ nhà thơ Lào Dara Kanlaya gặp
người Thái là “xổ” tiếng Lào. Tiếng Lào và tiếng Thái giống nhau
đến chín mươi phần trăm, vì cùng hệ ngôn ng Thái. Có tư liệu cho
biết người Sán Chay ở Myanmar, người Choang ở Trung Quốc,