H
tuổi thơ tôi
có thằng Lợi sứt
ổm rày ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng dế vẳng ra từ chậu cây um
tùm cạnh chỗ ngồi vào nh ng chiều mưa, t nhiên thấy lòng buồn
man mác. Tiếng dế, tiếng chim, tiếng đập cánh của bọ rầy là nh ng
âm thanh vọng về từ tuổi thơ. Nh ng ai đã rời quê lên thành phố,
hằng ngày tai quen nghe tiếng máy, tiếng xe, tiếng huyên náo phố
thị, một hôm bất chợt nghe tiếng dế cất lên từ đâu đó thật gần, hẳn
lòng cũng nao nao giống như tôi.
Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui
cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía
trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té
chạy khi chủ nhà su t chó xồ ra sủa ầm ĩ.
Đá dế là trò chơi gắn liền với thời thơ ấu của bất cứ đứa trẻ thôn
quê nào. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là
nh ng nhánh cỏ non tơ nhất. Trước khi cho dế ra trận, bọn tôi bứt
tóc buộc chân dế rồi quay tít. Dế quay mòng mòng, chóng mặt nên
nổi khùng, vào trận là xông lên “liều mình như chẳng có”. Trong
nh ng cuốn sách về tuổi mới lớn của tôi, khi đặt bút viết nh ng câu
“thảm thiết” kiểu như “có phải em đang quay tôi như quay dế” ấy là
lúc tôi đang mường tượng lại cảnh này.
Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi sứt. Tôi đã viết về Lợi sứt trong
tác phẩm Cô gái đến t hôm qua: “Lợi sứt là thằng ‘trùm sò’ nổi
tiếng trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện ‘thu vén cá
nhân’. Đứa nào nhờ chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công nó
đàng hoàng. Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi.
Gi dép trong giờ chơi thì một viên. Lợi sứt làm giàu bằng cách đó”.
Vậy mà một hôm tình cờ bắt được con dế l a, Lợi sứt quý lắm, ai
đổi gì cũng không đổi. Tụi bạn gạ đổi mười viên bi, hai chục viên bi,