1
2
3
sách của con đâu?
Tục lệ lì xì ngày Tết để mừng tuổi chẳng biết có từ bao giờ mà
ngay khi còn bé, tôi đã biết rồi. Hồi đó (và ngay cả bây giờ), trẻ
con đứa nào cũng mong chờ Tết để được nhận tiền lì xì. Ba
ngày xuân, được ba mẹ dắt đi viếng nhà này nhà nọ là một niềm vui
to lớn của trẻ con, chỉ vì thế nào cũng được chủ nhà lì xì. Có đứa ba
ngày Tết ai rủ đi chơi đâu cũng không đi, sợ “mất thu nhập”, cứ “cố
thủ” ở nhà để chờ cô, dì, chú, bác, cậu, mợ và khách của ba mẹ đến
thăm. Trong bài Thương nh Tết xưa, nhà văn Nguyễn Quang Lập
nhớ lại: “Sáng mồng một háo hức chờ khách đến nhà cho tiền mừng
tuổi, hồi đó tiền mừng tuổi chỉ năm xu một hào, khách sộp mới cho
đến hai hào. Khách đến thì cứ giả đò chạy vô chạy ra, đến khi khách
cho tiền thì giả đò ưỡn ẹo không lấy, mồm thì cháu không cháu
không, mắt thì liếc nhìn mạ đợi lệnh, mạ cười nói thôi xin bác đi con,
mới cầm lấy tiền chạy ù đi. Lúc lúc lại sờ vào túi lẩm nhẩm đếm tiền,
thỉnh thoảng lại xổ cả ra ngồi đếm đi đếm lại, sung sướng vô cùng”.
Trẻ con sung sướng vì tiền lì xì, không biết người lớn khổ sở vì
tiền lì xì. Nh ng người kinh tế eo hẹp, con cháu đông, cứ đến
Tết là chạy tiền lì xì toát mồ hôi như chạy gạo. Ai đổi không được
tiền lẻ càng lo sốt vó. Lì xì vài chục con cháu mà dùng tiền chẵn thì
không khéo khánh kiệt tới nơi. Bên cạnh đó, người lớn còn nỗi khổ
khác: Lì xì ít sợ trẻ con (có khi cả ba mẹ trẻ con) so sánh, bình
phẩm. “Bác này bủn xỉn!” - tuy là lời trẻ nhưng người lớn nghe được
cũng không khỏi chạnh lòng. Chưa kể, khách lì xì con mình 50 ngàn,
khi qua nhà khách trả lễ mình không thể lì xì ít hơn. T nhiên, vì cái
chuyện lì xì mà không ít người phải cân nhắc, tính toán chuyện
viếng thăm nhau ba ngày Tết. Chuyện vui, chuyện tốt lành bỗng
dưng trở thành một gánh nặng vô hình!
Tục lệ lì xì thoạt đầu có ý nghĩa tinh thần, gọi là “mừng tuổi”, thể
hiện s quan tâm, nhằm chúc phúc chúc lộc. Theo giáo sư
Nghiêm Toản, “lì xì” là âm Quảng Đông của từ Trung Quốc “lợi
thị”, có nghĩa là “tốt lành”, “vận may”. Tiền lì xì thường bỏ trong bao