6
7
m i đư c gọi là ch ng em”. Chính vì “chân lý” đó: “tiền là giấy bạc
của đời in ra”, nên dù tờ 2 USD có là “tờ bạc may mắn” đi n a, vẫn
không tránh khỏi có người tỉ mẩn tính nhẩm: “Vậy là vào khoảng 40-
50 ngàn”, thậm chí sau đó đem ra xài để hiểu “may mắn” ở đây theo
cái nghĩa có thể dùng để thanh toán được(!).
Vậy cách hay nhất là không lì xì bằng tiền, mặc dù điều đó có thể
bị coi là đi chệch khỏi hình thức ban đầu của nó. Nói có sách
mách có chứng: Vài năm trở lại đây, tôi thấy có nhiều người
dùng sách làm quà tặng đầu năm thay cho “hồng bao”. Trẻ con ngày
nay được tặng sách nhiều em mặt mày rạng rỡ chứ không xịu xuống
như bánh mì gặp nước. Có lẽ đời sống kinh tế, đặc biệt ở khu v c
thành thị, gần đây đã được cải thiện đáng kể nên trẻ em thành phố
không quá mong đợi tiền lì xì (như một khoản “thu nhập thường
niên”) như trước đây. Dĩ nhiên mỗi dịp Tết nhứt, các em vẫn đau
đáu chờ được nhận “quà mừng tuổi” từ tay người lớn như một thói
quen, nhưng không nhất thiết phải là tiền, dù là nội tệ hay ngoại tệ.
Mừng tuổi đầu năm bằng sách, tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến
đó, không phải vì tôi là người viết sách mà vì bản thân điều đó là
một nét đẹp văn hóa cần được phổ biến. Sách cũng là sản phẩm
“của đời in ra” nhưng khác với tiền, sách in ra để đọc, để bồi dưỡng
tâm hồn và khám phá tri thức chứ không phải dùng làm công cụ
thanh toán. Và khi được tặng một cuốn sách, chắc chắn không đứa
trẻ nào bắt gặp trong đầu mình ý nghĩ lật xem giá bìa để bình phẩm
“bác này rộng rãi, dì kia keo kiệt” như lúc nôn nóng mở “hồng bao”.
Thật là tuyệt vời nếu ngày đầu năm mới, vừa nhìn thấy cô chú
cậu mợ hay bạn của ba mẹ đến nhà, trẻ con ùa ra, nhao nhao
“Sách của con đâu?” thay vì “Tiền lì xì của con đâu?”. Chỉ riêng
s thay đổi đó thôi đã đủ để các bậc phụ huynh mỉm cười, để các
nhà văn hóa bớt băn khoăn than thở “văn hóa đọc đang xuống cấp”
và để chàng thi sĩ trong thơ Kiên Giang không còn rầu rĩ: “Kiếp tôi là
kiếp làm thơ/ V n riêng chỉ có muôn mùa lá rơi”. Vì trong nh ng
cuốn sách được lì xì đầu năm đó, chắc chắn thế nào cũng có… vài
tập thơ!
Sài Gòn Giải Phóng 6-2-2011