3
không có nhà sách nào. Tôi và nh ng đứa bạn cùng lớp đọc bất cứ
thứ gì lọt vào tay mình, sau đó đem đổi cho nhau… Không có sách
để đổi thì phải tới nhà bạn ngồi đọc, không được mượn về, như vậy
cũng rưng rưng thích thú lắm rồi.
Năm lớp chín, tôi được ba tôi chở đi thành phố Tam Kỳ, dắt vô
hiệu sách. Cho đến lúc đó tôi mới biết, đúng ra là mới tận mắt chứng
kiến trên đời có một nơi tập trung nhiều sách đến vậy. Hiệu sách lúc
đó đối với tôi giống như một ngôi đền thờ thiêng liêng, một thế giới
hoa lệ, sang trọng và kỳ thú tuyệt vời. Lần đầu tiên đặt chân vô hiệu
sách Nam Ngãi ở ngã ba Phan Chu Trinh - Trần Cao Vân, tôi hồi
hộp đến gần như nín thở, chân bước rón rén, tim đập thình thịch
trong lồng ng c. Đặt chân lên thiên đường, tôi nghĩ cũng sung
sướng đến thế là cùng.
Nh ng tác phẩm đến bây giờ khiến tôi nhớ nhất vẫn là nh ng tác
phẩm làm tôi cảm động nhất. Cảm xúc của tuổi thơ là thứ gì đó
rất khó nhạt phai theo năm tháng. Tôi th c khó thể nào quên
nh ng ấn tượng mà các tác phẩm Vô gia đình (Hector Malot),
Nh ng kẻ kh n nạn (Victor Hugo), Con nai tơ (M.K. Rawlings), Chim
hót trong l ng (Nhật Tiến), Con sáo của em tôi (Duyên Anh) từng in
dấu vào trí óc non nớt của tôi.
Nh ng tác phẩm đó sau này tôi đều có dịp đọc lại, kể cả truyện
Thằng Còm mà tôi tưởng sẽ không bao giờ nhìn thấy n a. Lúc tôi
đọc Thằng Còm, đó là cuốn sách mất bìa, mất cả mấy trang đầu, tôi
không biết tên tác giả, chỉ nhớ tên nhân vật và cốt truyện. Lên đại
học, đọc tiểu s Lê Văn Trương tôi mới biết đó là tác phẩm của ông,
nhưng ngay cả khi tác phẩm Lê Văn Trương được in lại hàng loạt
vào thập niên 80, cũng không thấy ai tái bản truyện này. Mãi đến
gần đây, một lần vào nhà sách FAHASA, tôi ngạc nhiên một cách
sung sướng khi nhìn thấy cuốn Thằng Còm bày trên giá sách, do
Nhà xuất bản Văn Nghệ in lại theo khổ vuông vức. Dĩ nhiên tôi mua
ngay, tâm trạng của tôi lúc đó không phải là mua một cuốn sách, mà
mua lại mảnh k niệm lấp lánh của tuổi thơ tưởng đã chìm khuất sau
màn khói sương dày đặc của thời gian và nh ng biến động đời
người.