1
khi người Việt đi xa…
Lê Minh Quốc đi M một tháng, về nhà chìa cho tôi bản thảo M t
ngày ở M , nói “Ông viết giùm tui lời giới thiệu”. Tôi nheo mắt
“Ông qua bển ở một tháng lận mà, sao bảo m t ngày?”. Quốc
cười méo xẹo “Một tháng ở M cũng là cưỡi ng a xem hoa thôi. Đất
nước người ta rộng mênh mông, tôi biết bao lăm mà dám huênh
hoang. Tôi chỉ viết theo cái ý “đi m t ngày đàng học m t sàng khôn”
thôi”.
Tôi ngạc nhiên về Lê Minh Quốc quá. Lần trước anh đi Hà Lan 7
ngày, về viết cuốn Du lịch của người câm. Nay đi M một tháng, về
viết cuốn này. Mà toàn là đi lần đầu tiên, cái gì cũng không biết, cái
gì cũng gặng hỏi. Chắc cái thú quan sát, ghi chép của một nhà báo
ở trong anh phải mạnh mẽ lắm. Có cái say mê đó, đi một tháng có
khi s thu thập bằng người đi một năm. Ờ, suy cho cùng đối với
người viết du ký vấn đề không phải là anh đi bao lâu mà là anh đã
nhìn thấy gì và ghi nhận được gì trong thời gian đó. Thời lượng của
chuyến đi tất nhiên là quan trọng nhưng chất lượng của chuyến đi
xem ra còn quan trọng hơn.
Xưa nay, các nhà văn xứ ta mỗi lần có dịp đi đến chốn lạ đều có
thói quen ghi chép. Qua Pháp, Phạm Quỳnh viết Pháp du hành trình
nhật ký, Nhất Linh viết Đi Tây. Qua Tàu, Lê Văn Trương viết Ba
tháng ở Trung Hoa, Nguyễn Tuân viết M t chuyến đi. Qua Cao Mên,
Nguyễn Hiến Lê viết Đế Thiên Đế Thích… Đi xa cũng viết. Đi gần
cũng viết: Phạm Quỳnh có Mười ngày ở Huế, Nguyễn Hiến Lê có
Bảy ngày trong Đ ng Tháp Mười…
Bây giờ Lê Minh Quốc có M t ngày ở M . “Mười ngày”, “bảy
ngày” hay “một ngày” cũng chỉ là một cách nói. Nó cho thấy ham
muốn nghe và nhìn, nhớ và ghi là thói quen, thậm chí là bản năng
của người cầm bút.