1
2
ngày xuân,
đọc tạp bút Đỗ
Hồi bé, mỗi khi mải chơi quên học bài hay trót, làm điều nghịch
quấy tôi thường bị ba tôi phạt quỳ gối úp mặt vô tường. Bao giờ
bị phạt tôi cũng òa ra khóc, thoạt đầu là nức nở rất ghê nhưng
quỳ lâu quá, tôi dần chuyển sang thút thít. Thút thít một hồi, tôi
ngừng bặt lúc nào không hay. Ấy là lúc mắt tôi bắt gặp nh ng lỗ
thủng, nh ng nét gạch xóa, nh ng vết ố lam nham trên tường và
tâm trí non nớt của tôi bắt đầu tưởng tượng ra đủ thứ hình ảnh kỳ lạ,
quên béng mình đang bị phạt. Chuyện qua đã lâu, tưởng không còn
nhớ. Nh ng ngày Tết rảnh rỗi, giở tạp bút Đỗ Trung Quân ra xem,
đọc tới bài B c tường, t nhiên hình ảnh ấu thơ hiện về, mới hay họ
Đỗ thuở bé cũng từng bị úp mặt vô tường như tôi. Và cũng mơ
mộng như tôi. Đỗ còn đi xa hơn: Anh liên tưởng đến chín năm diện
bích của Bồ Đề Đạt Ma trong thạch động núi Thiếu Thất…
Đọc tạp bút Đỗ, tôi có cảm giác con người lang thang t ví mình
như con chuồn chuồn ớt ấy, khi lớn lên đã gần như dành cả cuộc
đời để “úp mặt” vô bức tường k niệm. Nh ng hoài niệm về một
thời thơ ấu nghèo khổ đã trở đi trở lại trong nh ng trang viết của
anh như một ám ảnh khôn nguôi. Ta thấy thấp thoáng trong tạp bút
của anh một Sài Gòn phân hóa nh ng năm 60-70 nhiều biến động.
Ta thấy một gã con trai thị dân lớn lên trong xóm lao động nghèo với
nh ng buồn vui phố thị. Nh ng ngày còn ở thanh niên xung phong,
nh ng lần về phép Sài Gòn, tôi thường vác ba lô đến ở với Đỗ
Trung Quân dăm ba b a trong căn nhà chật chội trên bờ kênh Nhiêu
Lộc, nơi mà anh vừa yêu mến nó vừa căm ghét nó vì nh ng phận
người trong khu ổ chuột này đã không thể nào bơi ra khỏi dòng kênh
đục ngầu của định mệnh. Và tôi hiểu tại sao anh viết bài Bơi đi - bài
tạp bút buồn nhất, thống thiết nhất và có sức lay động nhất của Đỗ
trong tập này.