3
trái cây đang bụm miệng cười khọt khẹt, mấy bả h i tôi ng làm gì
vậy bà? Tôi dòm qua đường thấy ng ng a mặt lên trời, miệng chu
chu hút gió”. Gì vậy cà? Té ra người đàn ông trông có vẻ “tưng
t ng” đó là nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, người bạn đời của chị. Sở dĩ trông
nhạc sĩ kỳ khôi như vậy là do anh đang sáng tác, đang thả hồn theo
mây gió trong khi chờ vợ xách giỏ đi chợ. Nếu Lê Giang không nói,
chắc không ai biết được đó là khoảnh khắc anh khoái trá tìm ra giai
điệu điệp khúc “A, ai gọi đời ta!” trong bài hát Hãy yên lòng mẹ ơi
khá quen thuộc. Nh ng khoảnh khắc trông “không giống ai” đó ở
người nghệ sĩ dưới ngòi bút hóm hỉnh của Lê Giang hiện ra không
chỉ một lần: “Mấy ngày còn lại ở Buôn Ma Thu t, anh em trong đoàn
gặp nhau sao b ng lạnh lùng, lại còn đăm chiêu… Về nhà nghỉ c
day lưng ra ngoài, quay mặt vô vách, lẩm nhẩm, lầm thầm như đọc
thần chú. Hễ đi vòng vo về là ịch xu ng g i, day mặt vô vách như
giận ai t đời nào”. Bạn đọc có thể hoảng hồn, nhưng nh ng con
người khó đăm đăm và có vẻ sẵn sàng gây gổ với bất cứ ai đó th c
ra không xa lạ gì trong giới văn nghệ. Họ toàn là nh ng bậc tài
danh: Phan Huỳnh Điểu, Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Phạm Minh
Tuấn… Họ đang sáng tác, đang nâng niu và c c nhọc nuôi dưỡng
nh ng ý tưởng vừa hoài thai trong đầu. Mới biết, s thai nghén một
tác phẩm tinh thần so ra cũng vật vã không thua gì s thai nghén
một tác phẩm bằng xương bằng thịt.
Riêng tôi, tôi khoái nhất nh ng trang ngòi bút tác giả đụng chạm
đến chuyện ăn uống. Tôi không phải là người ham ăn uống,
nhưng cái kiểu ăn uống của Lê Giang, cái cách bàn về ẩm th c
của chị có điều gì đó rất gần gũi với tôi. Tôi lớn lên ở thôn quê miền
Trung, lớn lên trong các món ăn dân dã như bánh ú, bánh ít, rau
lang, rau muống, khoai khô, khoai chà và đến bây giờ vẫn khôn
nguôi nhung nhớ thì Lê Giang cũng vậy. Trong suốt tập sách của
mình, người con gái của sông Gành Hào không ngừng tha thiết
nhắc tới nh ng món ăn đơn sơ quê kiểng: cá trê, cá sặc, cá chốt
giấy, bông súng, điên điển, bông so đũa, khổ qua đèo, rau đắng đất,
bông mướp, đọt bầu, cỏ hẹ, rau mác, bông bí, rau ngổ, cọng bồn
bồn… Hổng thấy cà rốt, xà lách, bắp cải, su hào đâu hết.