1
2
người bạn đồng hành
của văn học thiếu nhi
Tôi gặp ông lần đầu vào năm 1984, lúc tôi đang chuẩn bị in tập
truyện thiếu nhi đầu tay Cú phạt đền ở Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nhà văn Thy Ngọc giới thiệu với tôi đây là Tổng biên tập của nhà
xuất bản, mới từ Hà Nội vào: nhà văn Văn Hồng. Đó là một người
đàn ông trung niên vóc dáng cao lớn, hơi dềnh dàng, nói giọng
Nghệ Tĩnh, trầm tĩnh nhưng sẵn sàng tranh biện.
Ông thông minh và thẳng thắn, cuộc gặp đầu tiên gi a tôi và ông
đánh dấu bằng cuộc tranh cãi quyết liệt về từ “thằng” và “con” tôi
dùng khá nhiều trong truyện. Tôi nhớ đại khái ông bảo các từ đó
nghe nó “sỗ sàng” quá. Tôi cãi đó là từ Nam bộ dùng để chỉ giới
tính: “ngoài Bắc gọi cái Huệ thì trong Nam gọi con Huệ”, “miền Bắc
thấy sỗ sàng nhưng miền Nam không thấy như vậy”. Ông thẳng thắn
nhưng không áp đặt. Ông nói “Tùy cậu. Nhưng mình vẫn bảo lưu ý
kiến của mình”.
Tôi cãi rất hăng, nhưng về nhà giở bản thảo coi lại, thấy ch
“thằng” và “con” trong truyện có vẻ bị lạm dụng. Thế là tôi lẳng lặng
gạch bớt nh ng từ đó, chỉ chừa lại ở nh ng chỗ cần thiết. Đọc lại,
thấy dễ chịu hơn hẳn. Sách in ra, tình cờ gặp lại ông, ông ngạc
nhiên “Sao đọc bản thảo của cậu, mình thấy ‘chỏi’ quá, nhưng lúc in
thành sách, mình không bắt gặp cảm giác đó, lạ thật! Cậu có ‘táy
máy’ gì trong bản thảo không?”. Tôi cười khì khì, thú thật là tôi đã
nghe lời ông “thanh lọc” khá nhiều nh ng từ ông nói.
Mãi về sau này, lúc ông đã nghỉ hưu, tôi mới biết ông còn là nhà
nghiên cứu văn học thiếu nhi. Hèn gì mà ông đọc k và góp ý
thật thấu đáo, tỉ mỉ. Ông bệnh đã nhiều năm nay, đi lại khó khăn,
vậy mà ông vẫn không bỏ thói quen đọc. Trò chuyện với ông, tôi
ngạc nhiên phát hiện ông đọc rất nhiều, không chỉ sách thiếu nhi.
Sau này, khi internet phát triển, ông còn đọc miệt mài trên mạng. Lúc