ăn. Khi tôi bắt đầu khiến cho những người trợ lí của mình, một cư dân sống trên
đảo Rennell rơi vào thế bí bởi những câu hỏi về loại quả nào có thể ăn được, tôi
được dẫn tới một căn lều. Ở đó, trong căn lều tối om, khi mà cặp mắt tôi đã quen
với thứ ánh sáng lờ mờ, tôi nhận ra một phụ nữ cực kì cao tuổi, trông như những
người già bình thường khác, rất yếu ớt, bà không thể đi lại nếu không có người
dìu. Bà chính là người cuối cùng trong những người sống sót có được những trải
nghiệm trực tiếp về những loại cây được coi là lành tính và là nguồn cung cấp
dinh dưỡng sau cơn lốc xoáy cho tới khi những loại cây trong vườn tược của
người dân bản địa có thể cho thu hoạch trở lại. Người phụ nữ lớn tuổi đó giải
thích với tôi rằng bà mới chỉ là đứa bé con, còn chưa tới độ tuổi kết hôn vào thời
điểm diễn ra cơn lốc xoáy kinh hoàng đó. Chuyến thăm tới đảo Rennell của tôi
diễn ra vào năm 1976 và cơn lốc xoáy tấn công đảo 66 năm về trước, khoảng
năm 1910, vậy là đến thời điểm đó người phụ nữ trên chắc hẳn đã bước vào độ
tuổi tám mươi. Bà có thể sống sót sau trận lốc xoáy phần lớn phụ thuộc vào kiến
thức mà những người có tuổi sống sót trước đó giữ nhớ được về cơn lốc xoáy lớn
cuối cùng tràn tới đảo trước cơn lốc xoáy “hungi kengi”. Giờ thì, những người
cháu chắt của bà có thể sống được qua trận lốc xoáy khác nữa hay không lại tùy
thuộc vào trí nhớ của chính người phụ nữ này, và rất may mắn bà vẫn có thể nhớ
được rất tường tận.
Những giai thoại như thế hoàn toàn có thể được nhân rộng. Những xã hội truyền
thống của loài người phải đối mặt với những hiểm họa tương đối nhỏ nhưng diễn
ra thường xuyên và thường đe dọa chỉ một vài người, và họ cũng phải đối mặt với
những tai ương, những thảm họa thiên nhiên hiếm khi xảy ra hay những cuộc
chiến tranh giữa các bộ lạc, có khả năng đe dọa tới tất cả mọi người trong bộ lạc.
Nhưng hiển nhiên là, tất cả những thành viên trong một xã hội theo truyền thống
nhỏ bé đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, trong trường hợp này, người
cao tuổi trong bộ lạc không chỉ là vô cùng cần thiết đối với sự sống còn của thế
hệ con cháu nối dõi mà họ còn hết sức quan trọng đối với sự sống còn của hàng
trăm con người, những người không cùng huyết thống nhưng cùng chia sẻ một
vốn gen chung.
Bất kì một xã hội nào của loài người nếu có sự tồn tại những cá nhân có tuổi đời
đủ già để có thể vẫn nhớ được những sự kiện xảy ra trước đó rất lâu như trận lốc
xoáy “hungi kengi” thì xã hội đó có được cơ hội sống sót tốt hơn những xã hội