TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 135

cùng khi câu hỏi của tôi cũng gây khó đối với chính những người thợ săn nhiều
kinh nghiệm này, họ bèn nói: “Chúng ta phải đi hỏi người cao tuổi trong làng”.
Họ bèn đưa tôi tới một cái chòi, một ông lão hay một bà lão thường sống trong
đó, thường cụ già này không thể nhìn thấy gì vì bị bệnh đục thủy tinh thể, hiếm
khi cơ thể đi lại, không còn răng và chẳng thể ăn nổi thứ gì nếu không có ai đó
nhai giúp. Nhưng chính cụ già đó lại là cái thư viện của cả bộ tộc. Do xã hội
truyền thống không có chữ viết nên người già biết nhiều thông tin về khu vực
mình sống hơn bất cứ ai và đó chính là nguồn kiến thức chính xác duy nhất về
những gì xảy ra nhiều năm trước đó. Và những gì mà tôi có được chính là tên gọi
của loài chim hiếm gặp cũng như những miêu tả về nó. Những kinh nghiệm được
tích lũy của những người lớn tuổi đóng vai trò quyết định tới sự sống còn của
toàn bộ bộ lạc. Chẳng hạn như vào năm 1976, tôi có ghé thăm đảo Renell thuộc
quần đảo Solomon Archipelago, nằm trong vành đai lốc xoáy Tây Nam Thái
Bình Dương. Khi tôi hỏi về các loại quả và hạt mà các loài chim ở đây thường ăn,
hướng dẫn viên người đảo Rennell của tôi đã chỉ cho tôi tên theo ngôn ngữ
Rennell của hàng chục loài thực vật, và mỗi loại cây như thế lại có một dãy dài
tên của tất cả các loài chim và dơi ăn loại quả đó, và nói cho tôi biết loại quả nào
con người cũng có thể ăn được. Những thông tin đưa ra về việc loại quả nào có
thể ăn được được chia thành ba nhóm: những loại quả mà con người chẳng bao
giờ ăn tới, loại quả thường xuyên được ăn và những loại quả mà con người chỉ ăn
trong những giai đoạn mất mùa, đói kém, chẳng hạn như là sau khi đến đây tôi
nghe thấy một cụm từ theo ngôn ngữ của người dân Rennell mà trước đó tôi hoàn
toàn chưa nghe tới – thảm họa “hungi kengi”. Những từ này được chứng minh là
tên theo ngôn ngữ của người Rennell dùng để gọi tên trận lốc xoáy khủng khiếp
đã tấn công vào đảo theo trí nhớ của những người còn sống đến nay, trận lốc rõ
ràng đã xảy ra vào khoảng năm 1910, dựa theo những ý kiến tham khảo của
nhiều người về các sự kiện đã được lưu giữ của chính quyền bảo hộ thực dân
châu Âu thời kì đó. Trận lốc xoáy “hungi kengi” khủng khiếp đó đã đánh gục
phần lớn cây to trên đảo Rennell, phá hủy vườn tược và đẩy người dân nơi đây
tới bờ vực của việc bị chết đói. Những người còn sống sót được là nhờ vào việc
ăn những loài quả của các loài cây mọc dại mà thường chẳng bao giờ họ ăn tới,
nhưng để ăn các loại quả này đòi hỏi người đó phải có kiến thức về những loại
cây nào là có độc, loài nào không độc, thời điểm nào và bằng cách nào độc chất
đó có thể được loại trừ nhờ vào một vài kĩ thuật trong việc chế biến để làm thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.