TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 144

cùng xem xét những câu hỏi như thế nhưng là với ngôn ngữ giới tính của cơ thể.
Chẳng hạn như, tại sao cấu trúc cơ thể chỉ ở một giới tính mà không phải là giới
tính còn lại trong một loài lại được sử dụng như một thứ tín hiệu để thu hút
những con có tiềm năng trở thành bạn tình hay nhằm tạo ấn tượng với những đối
thủ cùng giới tính với nó? Các học thuyết có tính đối nghịch, nhưng cùng cố gắng
giải thích những dấu hiệu giới tính ở trên. Học thuyết đầu tiên được đề xuất bởi
nhà di truyền học người Anh, ngài Ronald Fisher, hay còn được gọi là mô hình
chọn lọc chạy trốn Fisher. Phụ nữ và giống cái của tất cả các loài động vật khác,
phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn để lựa chọn con đực bạn tình của nó,
chúng mong muốn chọn lựa được con đực mang những gen tốt, và những gen đó
có thể được di truyền cho lũ con do con cái này sinh ra sau đó. Đây là một nhiệm
vụ rất khó khăn bởi bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể nhận thức rất rõ ràng
rằng, giống cái không có cách thức trực tiếp nào để tiếp cận và đánh giá được
chất lượng của vật liệu di truyền của một con đực nào đó. Thử cho rằng, một con
cái theo một cách thức nào đó được lập trình về mặt di truyền để trở nên hấp dẫn
với những con đực mang một cấu trúc nhất định nào đó, cấu trúc này khiến cho
con đực đó có những thuận lợi đáng kể về mặt sống sót so với những con đực
khác. Những con đực này với những cấu trúc cơ thể được ưa thích hơn vậy nên
cũng thu được những thuận lợi bổ sung khác nữa: chúng có thể thu hút được
nhiều con cái hơn để trở thành bạn tình của nó và qua đó cũng truyền được gen di
truyền của bản thân cho nhiều con cái hơn. Những con cái có sự ưa thích đặc biệt
với những con đực mang cấu trúc như vậy cũng có được một lợi thế, đó là: chúng
có thể di truyền gen quy định tính trạng đó cho những đứa con có giới tính đực
do nó sinh ra, và những đứa con đó về sau lại được những con cái yêu thích hơn
những con đực thông thường khác.

Quá trình lựa chọn chạy trốn theo lẽ đó chắc chắn sẽ ưa thích hơn những cá thể
đực với các gen quy định cấu trúc có kích cỡ khổng lồ và ưa thích những cá thể
cái mang những gen quy định sự ưa thích đặc biệt với cấu trúc như thế. Từ thế hệ
này sang thế hệ khác, cấu trúc đó sẽ gia tăng về kích cỡ hay sự biểu hiện rõ ràng
của nó cho tới khi tác dụng nhỏ bé ban đầu có ích lợi đối với sự sống còn hoàn
toàn biến mất. Chẳng hạn như, một cái đuôi tương đối dài hơn bình thường có lẽ
sẽ có ích cho việc bay lượn, nhưng một cái đuôi khổng lồ của loài công thì lại
hoàn toàn chẳng mang lại lợi ích gì cho việc này cả. Quá trình trốn chạy mang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.