CHƯƠNG 2:
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC GIỚI TÍNH
T
rong chương trước, chúng ta đã thấy rằng những nỗ lực để hiểu được bản năng
sinh dục của con người phải được bắt đầu bằng việc chúng ta thoát ra khỏi quan
điểm sai lệch của chính chúng ta về con người. Con người là con vật đặc biệt vì
rằng các cá thể cha và mẹ thường sống cùng nhau sau khi giao phối và cả hai đều
tham gia nuôi dạy con cái. Không ai có thể khẳng định rằng những đóng góp
trong việc nuôi dưỡng con cái của cha và mẹ là như nhau: vai trò của cả hai
không cân đối trong tất cả các hình thái xã hội cũng như trong các cuộc hôn nhân.
Nhưng phần lớn đàn ông đều tham gia nuôi dạy con cái của họ, ngay cả khi đó
chỉ là việc cung cấp thức ăn, bảo vệ, hay chỉ là một mái nhà. Chúng ta coi những
đóng góp đó là lẽ dĩ nhiên, và những điều này được quy định trong luật, chẳng
hạn như, người cha phải chu cấp cho con sau khi li hôn và thậm chí là một phụ
nữ dù chưa kết hôn nhưng có thể yêu cầu người đàn ông chu cấp cho con của cô
ta nếu như xét nghiệm di truyền cho thấy đó là cha của đứa trẻ.
Nhưng điều đó chính là quan điểm sai lệch của con người. Đáng tiếc thay, về
bình đẳng giới, con người là ngoại lệ trong thế giới động vật, đặc biệt là trong lớp
động vật có vú. Nếu như đười ươi
, hươu cao cổ và phần lớn các loài động vật có
vú khác có thể nói lên ý kiến của mình thì chúng sẽ nhạo báng điều luật chu cấp
cho con. Phần lớn con đực trong lớp động vật có vú không sống cùng con của
chúng hoặc sống cùng với con cái sau khi thụ tinh cho nó, con đực quá bận bịu
với việc tìm kiếm con cái khác để giao phối. Con đực nói chung, không chỉ ở lớp
động vật có vú, ít phải chăm sóc lũ con mà nó sinh ra hơn con cái.