TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 27

Nhưng các con đực ở các loài động vật có vú và ở các động vật nội thụ tinh khác
lại không có niềm tin tương tự vào quan hệ huyết thống với con. Đúng như vậy,
con đực biết rằng tinh trùng của nó đã đi vào cơ thể con cái. Một khoảng thời
gian sau đó, từ cơ thể mẹ, một đứa con chào đời. Làm thế nào để con đực biết
rằng con cái đó có giao phối với con đực khác hay không trong lúc nó không để
ý? Làm thế nào mà con đực biết tinh trùng của nó hay tinh trùng của một vài con
đực khác đã thực sự thụ tinh cho cái trứng? Do sự không chắc chắn hiển nhiên
đó, sự tiến hóa mà phần lớn con đực thuộc lớp động vật có vú thực hiện đó là bỏ
đi ngay sau khi giao phối, tìm kiếm con cái khác để thụ thai cho chúng và bỏ mặc
chúng nuôi dạy con của mình, chúng hi vọng rằng một hoặc nhiều trong số con
cái đã cùng giao phối với chúng sẽ thực sự mang thai con của chúng và sẽ nuôi
dạy thành công con đó mà không cần sự giúp đỡ. Như vậy, việc chăm sóc con của
con đực sẽ trở thành một canh bạc tiến hóa tồi.

Tuy nhiên, từ những kiến thức của mình, chúng ta đều biết một số loài tạo nên
những ngoại lệ đối với mô hình chung là “bỏ đi” sau giao phối ở con đực. Các
ngoại lệ này có ba dạng. Một dạng có ở các loài mà trứng của chúng được ngoại
thụ tinh. Con cái phóng trứng chưa thụ tinh, con đực lởn vởn gần đó hoặc đã bám
vào con cái, sẽ tưới tinh trùng của nó lên những cái trứng đó; con đực thụ tinh
ngay lập tức đoạt lấy những cái trứng, trước khi bất kì con đực nào khác có cơ
hội bao phủ đám trứng đó bằng tinh trùng của chúng; con đực sẽ tiến hành chăm
sóc cho những trứng đó và hoàn toàn tự tin về quyền làm cha của bản thân. Đó
chính là logic tiến hóa đã lập trình cho một số loài cá và ếch nhái đực để chúng
có thể đóng vai trò làm cha một mình sau khi thụ tinh. Ví dụ, cóc bà mụ đực bảo
vệ trứng bằng cách quấn chuỗi trứng của con cái quanh chân sau của nó; ếch thủy
tinh đực lại đứng canh trứng ở trên cây, phía trên dòng suối mà nòng nọc nở ra sẽ
rơi xuống đó; còn loài cá gai đực thì lại xây tổ nhằm bảo vệ trứng khỏi những
loài động vật ăn thịt.

Dạng thức thứ hai không giống với mô hình nổi trội là con đực trốn chạy sau giao
phối liên quan tới một hiện tượng rất đặc biệt có tên gọi rất dài là: tục đa phu có
sự hoán đổi vai trò giới tính (sex-role-reversal-polyandry)
. Cái tên thể hiện rằng
tập tính này là đối nghịch với những hệ giao phối lưỡng tính thông thường mà ở
đó những con đực cạnh tranh một cách khốc liệt để giành được một hậu cung đầy
rẫy những con cái. Thay vào đó, những con cái lớn lại cạnh tranh dữ dội với nhau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.