TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 28

để giành lấy một hậu cung gồm toàn những con đực nhỏ hơn, từng con đực lần
lượt giao phối với con cái và khi con cái đẻ ra một búi trứng thì từng con đực đó
sẽ thực hiện phần lớn hoặc toàn bộ công việc ấp trứng và chăm sóc con non. Nổi
tiếng nhất trong những đế chế “mẫu hệ” này chính là những loài chim sống vùng
ven bờ có tên gọi chim đầm lầy (jacanas tức là chim cao cẳng loa kèn (Lily-
trotter)), loài chim choắt hoa (Spotted sandpiper) và loài chim dò nước Wilson.
Chẳng hạn như, một đàn có thể lên tới mười con chim dò nước mái cùng theo
đuổi con chim trống nhiều dặm. Con mái giành phần thắng sau đó đứng ra bảo vệ
thành quả của mình để chắc chắn rằng chỉ một mình nó có thể quan hệ được với
con trống, và vì thế con trống kia trở thành một trong những con trống chăm sóc
con của nó.

Rõ ràng là, đối với những con cái thành công, tục đa phu có sự hoán đổi vai trò
giới tính tương ứng với việc hoàn thành giấc mơ tiến hóa. Con cái đó giành phần
thắng trong cuộc chiến giới tính ở chỗ nó có thể truyền các gen của nó cho nhiều
nhóm con hơn mà nó có thể nuôi, một mình hay với sự giúp đỡ của một con đực
nào đó. Con cái này có thể tận dụng gần như toàn bộ tiềm năng sinh sản của
mình, chỉ bị giới hạn bởi khả năng đánh bại những con cái khác của nó trong
cuộc chiến giành những con đực đang sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm làm cha.
Nhưng chiến lược này đã tiến hóa như thế nào? Tại sao những con đực của một
số loài chim ven bờ lại có kết cục dường như là bị đánh bại trong cuộc chiến giới
tính, như những ông chồng chung trong một gia đình mẫu hệ, trong khi những
con đực của phần lớn các loài chim khác tránh được cái kết cục đó hoặc thậm chí
còn đảo ngược lại hoàn toàn để trở thành loài đa thê?

Chúng ta có thể tìm thấy lời giải thích dựa trên đặc điểm sinh học sinh sản khác
thường của những loài chim ven bờ. Chúng chỉ đẻ có bốn trứng mỗi lứa, và
những con non có thể tự sống ngay sau khi sinh, có nghĩa rằng khi trứng nở ra,
những con non đã hoàn toàn có lông tơ che phủ, mắt mở, có thể tự chạy và tìm
kiếm thức ăn. Bố mẹ không phải chăm sóc cho lũ chim non mà chỉ việc bảo vệ và
giữ ấm cho những con chim non này. Đó là điều mà một con bố mẹ đơn độc cũng
có thể làm được, trong khi ở những loài chim khác, thường thì cả chim bố và
chim mẹ cùng mớm mồi cho con.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.