TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 31

loài chim ven bờ có sự cách biệt rất lớn với tập tính sinh dục của loài người thì
tập tính sinh dục của loài chim này vẫn chứa đựng nhiều thông tin thú vị bởi vì
nó minh họa cho thông điệp chính của cuốn sách này: đặc điểm sinh dục của mỗi
loài bị tác động bởi những khía cạnh khác của sinh học loài. Chúng ta dễ dàng
thừa nhận kết luận này hơn về các loài chim ven bờ, mà đối với chúng chúng ta
không thể áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức, so với việc chấp nhận kết luận về
chính chúng ta.

Dạng còn lại không giống với mô hình vượt trội là con đực trốn chạy sau giao
phối xảy ra ở những loài mà quá trình thụ tinh là nội thụ tinh, giống như con
người, nhưng rất khó khăn hay không thể để một cá thể đơn độc chăm sóc lũ con
mà không có sự giúp đỡ. Bố hoặc mẹ còn lại cần phải tìm kiếm thức ăn cho
người bạn đời hoặc con của nó, trông nom con trong khi bạn tình của nó rời khỏi
tổ để kiếm thức ăn, bảo vệ lãnh thổ hoặc dạy dỗ con. Trong những loài như thế,
một mình con cái không thể cho ăn và bảo vệ con nếu không có sự giúp sức từ
con đực. Ruồng bỏ bạn tình đã thụ thai để theo đuổi những con cái khác sẽ không
mang lại lợi ích tiến hóa nào cho con đực nếu con bị chết đói. Do đó, vì sự tư lợi
của bản thân, con đực buộc phải sống với bạn tình đã thụ thai với nó và ngược
lại. Đó chính là trường hợp xảy ra đối với phần lớn những loài chim Bắc Mĩ và
châu Âu quen thuộc với chúng ta: các con đực và con cái sống thành từng đôi,
theo kiểu một vợ-một chồng, và chúng có trách nhiệm trong việc chăm sóc con
cái. Điều này cũng gần đúng với loài người, như chúng ta đã biết khá rõ. Ngay cả
trong thời đại mua sắm ở siêu thị và dễ dàng thuê người giữ trẻ, công việc nuôi
dạy con cái một mình ở xã hội loài người cũng không dễ dàng. Trong thời kì săn
bắt – hái lượm nguyên thủy, một đứa trẻ mồ côi cha hoặc mẹ đều phải đối mặt
với cơ hội sống ít hơn. Người cha cũng như người mẹ mong muốn được truyền
lại gen của mình nhận thức rằng việc chăm sóc con là vì sự tư lợi của chính bản
thân mình. Do đó, phần lớn những người đàn ông phải cung cấp thức ăn, bảo vệ
và lo nơi ở cho người bạn đời và con cái của ông ta. Kết quả là hệ thống xã hội
của loài người bao gồm những cặp đôi một vợ-một chồng cưới nhau theo pháp
luật, hay đôi khi là hệ thống xã hội tồn tại những hậu cung gồm những người phụ
nữ cùng chung sống với một người đàn ông giàu có. Về cơ bản, những luận điểm
như trên cũng đúng với khỉ gorin, vượn và một nhóm nhỏ động vật có vú khác,
trong đó có sự tham gia của con đực trong việc chăm sóc con.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.