TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 33

Khi bạn tình thứ hai của con đực bắt đầu đẻ trứng, con đực cảm thấy tự tin rằng
nó cũng đã thụ tinh cho con cái này. Cùng khoảng thời điểm đó, những cái trứng
của con cái đầu tiên cũng bắt đầu nở. Con đực quay trở về với con cái này, dành
phần lớn sức lực để mớm cho những con mới nở ăn, trong khi đó chỉ dành rất ít
hoặc không tốn chút sức lực nào để chăm bón cho những con được sinh ra bởi
bạn tình thứ hai của nó. Những con số nói lên một sự thực nghiệt ngã: một con
đực trung bình vận chuyển thức ăn 14 lần trong một giờ tới chiếc tổ của con cái
đầu tiên nhưng chỉ có bảy lần trong mỗi giờ tới chiếc tổ của con cái thứ hai. Nếu
có đủ chỗ cho những chiếc tổ, phần lớn những con đực đã có bạn tình sẽ cố gắng
săn đuổi con cái thứ hai, và 39% trong số đó có được thành công.

Hiển nhiên là, hệ thống này sản sinh ra cả những người chiến thắng và kẻ chiến
bại. Do số lượng của những con chim ăn ruồi đực và cái về tổng thể khá cân
bằng, và do mỗi con cái đều có một bạn đời cho riêng mình, với mỗi trường hợp
con đực có tới hai con cái, chắc chắn cũng sẽ có những con không may mắn nên
không thể có được bạn đời cho nó. Người giành thắng lợi nhiều nhất chính là
những con đực có được nhiều con cái cùng một lúc, và con đực này có thể sinh
sản ra trung bình lên tới 8,1 con non mỗi năm (cộng gộp các con mà hai con cái
sinh ra), nếu so sánh với việc một con đực đơn thê trung bình chỉ sinh sản được
cỡ 5,5 con. Những con đực đa thê thông thường là những con già hơn và to lớn
hơn những con đực chưa kết đôi, và chúng cũng giành phần thắng trong việc
chiếm lĩnh những phần lãnh thổ tốt nhất, những cái tổ tốt nhất ở những ổ sinh thái
thuận lợi nhất. Kết quả là, con của chúng khi sinh ra nặng hơn so với con do con
đực khác sinh ra tới 10%, và những con to lớn này cũng có những cơ hội sống sót
cao hơn những con nhỏ hơn.

Kẻ thua thiệt nhất lại chính là những con đực không may mắn, không tìm được
bạn tình cho bản thân, đó chính là những con đực không thành công trong việc dụ
dỗ bất cứ con cái nào và cuối cùng không thể sinh con (ít ra cũng là theo học
thuyết – gửi lại cho mai sau). Kẻ thất bại khác nữa là những con cái được coi là
bạn đời thứ hai, khi chúng phải lao động vất vả hơn rất nhiều so với những con
cái là bạn đời chính thức trong việc nuôi con. Những con cái này trung bình phải
thực hiện 20 chuyến bay về tổ mỗi giờ để cung cấp thức ăn, trong khi đối với
những con cái là bạn đời chính thức con số này chỉ là 12 lần. Do vậy, những con
cái thuộc nhóm thứ hai đó bị cạn kiệt sức lực bản thân và có lẽ sẽ chết sớm hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.