TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 58

nguyên do đã được đề cập tới trong Chương 2: sự đầu tư bắt buộc từ bên trong
của con cái đối với cái phôi được thụ tinh, những cơ hội nhiều hơn cho con đực
khi từ chối trách nhiệm làm cha, cùng với đó là sự thiếu tự tin về tư cách làm cha,
là kết quả nảy sinh từ quá trình thụ tinh trong. Nhưng trong phần lớn các loài
chim, sự đầu tư bắt buộc từ bên trong của con cái là nhỏ hơn rất nhiều so với bất
kì một loài thú nào, bởi chim non đang phát triển được “sinh ra” vào giai đoạn
sớm của sự phát triển nếu so sánh với giai đoạn phát triển gần như hoàn thiện ở
các con non loài thú. Tỉ lệ giữa khoảng thời gian phát triển bên ngoài con mẹ –
khoảng thời gian của phận sự này về lí thuyết sẽ được chia sẻ giữa con bố và con
mẹ – và khoảng thời gian phát triển bên trong cơ thể con mẹ ở các loài chim là
lớn hơn rất nhiều so với loài thú. Không có một con chim mái nào “mang thai” –
hay quá trình hình thành trứng – có thể kéo dài tới chín tháng như ở loài người
hay thậm chí là chỉ khoảng 12 ngày – thời gian mang thai ngắn nhất đối với một
loài thú.

Do vậy, các con chim mái không dễ dàng bị lừa phỉnh như những con cái ở các
loài thú khi phải chăm lo cho lũ con non trong khi cha của chúng thì lại bỏ ra
ngoài tán tỉnh bạn tình mới. Điều đó mang lại những hệ quả cho chương trình tiến
hóa không chỉ là với những hành vi tập tính đặc trưng ở các loài chim mà còn là
với cấu trúc giải phẫu và đặc điểm sinh lí học của những loài đó. Ở loài bồ câu,
vốn nuôi dưỡng con non bằng việc tiết “sữa dinh dưỡng” từ diều của nó, cả chim
đực và chim cái cùng tiến hóa nên khả năng tiết sữa. Sự chăm sóc của cả bố và
mẹ có tính quy luật đối với loài chim, và đối với những loài có đặc điểm chỉ một
trong hai chim bố mẹ chăm sóc con non thì chim mẹ thường là con phải nhận
trách nhiệm này, duy nhất chỉ có một loài chim trách nhiệm đó có thể là của con
chim đực. Nhưng quá trình phát triển không thể dự đoán trước lại diễn ra đối với
các loài thú. Việc con đực chăm sóc con một mình không chỉ tồn tại ở những loài
chim có đặc tính đa phu và có sự hoán đổi vai trò giới tính mà còn ở cả ở một số
loài chim khác, bao gồm đà điểu, chim emu

6

, và loài chim kiwi nâu

7

.

Giải pháp của các loài chim cho vấn đề này được tạo ra nhờ quá trình thụ tinh
trong và tiếp đến là sự phát triển phôi có liên quan tới cấu trúc giải phẫu chuyên
hóa và những đặc điểm sinh lí. Chính ở những con chim cái chứ không phải con
đực mới xuất hiện vòi trứng mà ở đó một phần sẽ tiết ra albumin (phần lòng trắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.