TẤM ẢNH TÌNH YÊU VÀ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC - Trang 276

Tôi nghĩ nguyên nhân là vì phần trước được đăng trên mạng khi tôi

vẫn là tay viết nghiệp dư, phần sau được viết khi tôi đã trở thành nhà văn
chuyên nghiệp.

Trong ngày tôi cũng thường tập trung viết trong buổi sáng. Hôm nào

sớm thì tôi viết từ lúc 5 giờ sáng, ăn trưa xong, theo nguyên tắc là tôi không
viết nữa. Nhưng thực tế thì có nhiều hôm buổi chiều tôi vẫn viết chừng hai
tiếng. Bởi khi đã vào mạch rồi thì không dừng được.

Cách viết của tôi giống như võ sĩ quyền Anh vậy. Viết liền một lèo,

xong một đoạn thì đứng dậy, đi vòng vòng quanh nhà (tôi vốn là vận động
viên điền kinh). Việc này cứ lặp đi lặp lại. Viết xong rồi chạy, viết xong rồi
chạy. Làm vậy tốt cho sức khỏe. Vừa vận động vừa viết. Tôi mắc chứng rối
loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nên không thể ngồi yên một chỗ được.

6. Mỗi khi cấu tứ một câu chuyện, thường ông định sẵn kết cục của

câu chuyện hay chỉ xây dựng tính cách nhân vật và để tính cách đó dẫn dắt
các nhân vật đi đến kết cục tất yếu?

Giống như tôi đã trả lời ở câu hỏi số 4, kết cục và cảnh cao trào xuất

hiện trong đầu tôi trước, sau đó tôi mới lắp câu chuyện vào. Vì hầu hết các
nhân vật đều là hình bóng của tôi nên ít khi câu chuyện bị ảnh hưởng.

7. Trong tiểu thuyết Nơi em quay về có tôi đứng đợi có nhắc đến bài

hát về chú Cuội. Đây là bài hát rất quen thuộc với người Việt Nam. Tại sao
ông lại biết bài hát này? Vì sao ông lại lồng câu chuyện về Việt Nam vào
tác phẩm này?

Trưởng nhóm nghiên cứu của tôi thời đại học có mẹ là người Việt

Nam. Bố anh ấy là một thương nhân người Nhật Bản. Hai người gặp nhau
tại Việt Nam và sinh anh ấy tại Việt Nam. Để thoát khỏi tình cảnh hỗn loạn
thời chiến, gia đình họ đã sang Pháp, sau đó là Monaco, nghe nói anh ấy đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.