TẤM ẢNH TÌNH YÊU VÀ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC - Trang 274

(A-lại-da thức là thuật ngữ phiên âm, dịch ý là Tạng thức, là khái niệm

quan trọng trong Duy thức tông, một trong hai nhánh chính của Phật giáo
Đại thừa. Thức này chứa đựng mọi sự trải nghiệm của đời sống mỗi con
người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần)

Người ta cũng thường gọi đó là thần thoại, câu chuyện cổ tích hay là

tín ngưỡng. Đó cũng là giấc mơ, là thứ ngôn ngữ mà pháp sư nói sau khi
rơi vào trạng thái thôi miên. Vì lẽ đó mà biên tập viên của tôi tự gọi mình là
Saniwa - tức sứ giả của thần linh, tự coi mình có nhiệm vụ truyền đạt ngôn
ngữ của pháp sư tới mọi người.

Theo tôi, đặc điểm nổi bật của những câu chuyện này là "ranh giới

biến mất".

Trong Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọi là ranh giới giữa mình và người

khác; trong Nơi em quay về có tôi đứng đợi là thời gian; trong Em sẽ đến
cùng cơn mưa là giữa người chết và người sống; trong Nếu gặp người ấy
cho tôi gửi lời chào là giữa giấc mơ và hiện thực, giữa thế giới hiện tại và
thế giới bên kia. Tôi nghĩ có lẽ đây là thế giới mà bộ não cũ của con người
từng nhìn thấy. Là hình ảnh khi con người vẫn còn là động vật.

Mặc dù vậy, bản thân tôi không hề thấy điều đó có gì kỳ lạ. Một trạng

thái ghi chép tự động hoàn toàn. Tôi thậm chí còn nói với mọi người xung
quanh rằng "Viết giống như là một hiện tượng sinh lý". Những gì tôi nói
trên đây là mãi sau này tôi mới hiểu được ra từ các tác phẩm của mình.

Giống như câu hỏi đã đề cập đến, có lẽ câu trả lời chính xác nhất là tôi

đã ở trạng thái chập chờn nửa tỉnh nửa mơ và chỉ việc viết lại giấc mơ đó
mà thôi.

4. Tại sao ở mỗi cuốn sách luôn có sự chờ đợi? Điều gì khiến sự chờ

đợi ở mỗi cuốn sách trở nên đặc biệt và không trùng lặp?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.