TẤM ẢNH TÌNH YÊU VÀ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC - Trang 275

Điều này hình như có liên quan tới mong muốn mãnh liệt của tôi là

"muốn ở mãi một nơi". Tôi dễ lo lắng nên những nơi lạ khiến tôi sợ hãi.
Bởi vậy, tôi luôn viết những câu chuyện theo dạng "bản thân không xê dịch
mà là các mối quan hệ mới tự tìm tới". Viết như vậy khiến tôi thấy thoải
mái nhất.

Tôi mắc chứng hay hoảng loạn từ hồi thiếu niên nên hiếm khi rời khỏi

thị trấn nơi mình sinh sống. Ngay cả những lần ngủ trên giường không phải
của mình, nếu không tính chuyện ngủ ở bệnh viện, cũng chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Buổi tối tôi đi ngủ lúc 9 giờ và dậy lúc 5 giờ sáng. Tôi không
thích phá bỏ thói quen này. Điều tôi thích nhất ở ngôi nhà của mình là có bể
cá và nhiều cây xanh.

Bởi vậy, chẳng có gì xảy ra với tôi cả. Mọi việc là từ bên ngoài tới. Và

tôi "đợi" điều đó.

Tôi chưa bao giờ ý thức để tạo sự khác biệt trong "chờ đợi" ở mỗi tác

phẩm. Giống như tôi đã trả lời ở câu hỏi số 3, tôi không phải là nhà văn
"suy nghĩ rồi viết". Ở một khoảnh khắc nào đó, ý tưởng hay câu chuyện
bỗng nhiên biến thành hình ảnh và hiện lên trong đầu tôi. Các cảnh cuối và
đoạn cao trào thường xuất hiện như những thước phim, và câu chuyện cứ
thế tự phát triển. Giống như là đang mơ vậy.

5. Với mỗi cuốn sách, ông thường tập trung viết trong một thời gian,

dành toàn hộ tâm sức cho nó hay là viết một cách tản mạn, khi nào tìm
được hứng lại viết một đoạn?

Tôi thường viết liền một mạch từ đầu đến cuối theo chu kỳ. Với tôi, vì

viết tiểu thuyết giống như hiện tượng sinh lý nên nếu để ngắt quãng thì cảm
xúc sẽ thay đổi. Cuốn Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào hơi giống như
vậy. Tính từ đoạn Yuji nằm viện thì phần trước và phần sau đó, cảm xúc
của tôi khá khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.