thành công trong công việc? Tuy nhiên, người ta lại rất thường
ném nhân viên vào công việc và mong đợi họ đạt năng suất cao
ngay lập tức. Chúng ta đối xử tôn trọng với nhân viên khi chuẩn
bị cho họ thành công; cùng lúc, chúng ta không tôn trọng nhân
viên khi chúng ta mong đợi họ thành công mà không đào tạo cho
họ đầy đủ. Gần đây, con trai một người bạn của tôi, Steven, đến
xin việc tại một cửa hàng bán lẻ ở địa phương. Vào cuối cuộc
phỏng vấn kéo dài năm phút, Steven được hỏi khi nào có thể bắt
đầu làm việc. Cậu bé trả lời: “Ngay lập tức” và được trao một chiếc
áo đồng phục của tổ chức, rồi xuống bắt đầu phục vụ khách hàng.
Sau một giờ, cậu bé cởi trả áo và đi về nhà.
Có lẽ ví dụ của Steven hơi cực đoan; tuy nhiên, hiếm khi nhân
viên có được sự đào tạo ban đầu cho họ một sự chuẩn bị thậm chí
tối thiểu để thành công trong vai trò của mình. Thay vì thế, nhân
viên thường được đào tạo một cách sơ đẳng nhất với mong đợi
“nghề sẽ dạy nghề từ từ”. Ngay cả nếu nhân viên có sẵn kỹ năng
kỹ thuật từ kinh nghiệm làm việc trước kia, chắc chắn họ cũng
không thể thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình trong bối
cảnh của tổ chức mới và có thể là trong một lĩnh vực mới. Một khi
bạn đã bỏ ra những nỗ lực và chi phí để thuê một thành viên mới,
tại sao lại không làm mọi việc có thể để anh ấy/cô ấy thành công?
Những nguồn lực cần thiết để đào tạo một nhân viên mới không
đáng là bao so với chi phí tổn thất do mất năng suất và chi phí tìm
lại người khác cho vị trí này.
Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên tiếp tục không ngừng phát
triển các thành viên trong nhóm:
Việc đào tạo liên tục sẽ truyền đạt một thông điệp mong đợi cải
tiến không ngừng thay vì ngừng lại tự mãn;
Bạn thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng đối với nhân viên khi tỏ ra
tin vào khả năng họ có thể đảm nhận những trách nhiệm bổ
sung;
Khi nâng cao kỹ năng của nhân viên, bạn gia tăng giá trị của họ và
nguồn nhân lực của tổ chức;
Khi nhân viên được giao những công việc thử thách mới, họ trở
nên gắn kết hơn và sẵn sàng đầu tư hơn.
113