TẠM BIỆT CÀ RỐT VÀ CÂY GẬY - Trang 195

Hầu hết chúng ta đều e ngại với suy nghĩ rằng chúng ta cần phải
thay đổi, bởi vì làm như thế có nghĩa là có cái gì đó “sai” ở hiện tại.
Hai nhà tâm lý học James Prochaska và Carlo DiClemente đã phát
triển Mô hình Giai đoạn Thay đổi, trong đó giải thích các giai
đoạn mà người ta sẽ trải qua trong mỗi thay đổi. Khái niệm chủ
chốt trong mô hình này là “sẵn sàng thay đổi”, nói lên sự sẵn sàng
nhận thức của bản thân về nhu cầu thay đổi và chấp nhận sự giúp
đỡ từ bên ngoài. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực tâm lý sức khỏe để giúp mọi người thay đổi các hành vi
như hút thuốc, uống rượu hay sử dụng chất gây nghiện. Việc điều
trị thành công hay không tùy thuộc vào sự sẵn sàng thay đổi của
một cá nhân, bắt đầu bằng việc nhận ra vấn đề và tiếp theo là
thừa nhận vấn đề có tồn tại. Một người càng sớm thừa nhận hành
vi hiện tại của mình không tốt cho sức khỏe thì anh ta sẽ sớm
chấp nhận sự giúp đỡ cần thiết.

Làm việc với các lãnh đạo ở nhiều cấp bậc, tôi phát hiện ra mô
hình này cực kỳ hữu ích trong việc nâng cao nhận thức và phát
triển sự chấp nhận của họ khi huấn luyện về mô hình RESPECT.
Khi bắt đầu, tôi mời các nhà lãnh đạo làm mọi cấp bậc làm một
bảng khảo sát Đánh giá Tinh thần Lãnh đạo RESPECT 3600 và tập
trung vào từng yếu tố của RESPECT. (Để biết thêm chi tiết, hãy
truy cập website của tôi theo địa chỉ therespectmodel.com). Các
nhà lãnh đạo thường cảm thấy ngạc nhiên với kết quả của bài
khảo sát này và dễ chấp nhận tham gia đào tạo hơn. Ví dụ, Tim là
chủ tịch một tổ chức cỡ trung đang trong giai đoạn biến động và
thay đổi nhân sự trong dàn quản lý. Ông cho rằng vấn đề là do
khủng hoảng kinh tế, nhưng tôi tin chắc rằng điều đó liên quan
đến kỹ năng lãnh đạo của ông nhiều hơn. Kết quả đánh giá cho
thấy gốc rễ của vấn đề là ở việc đối xử thiếu tôn trọng với nhân
viên. Mặc dù Tim có vẻ khá ngạc nhiên và khó chịu với kết quả
này nhưng ông vẫn chấp nhận tham gia khóa đào tạo về Mô hình
RESPECT. Cuối cùng, mối quan hệ của ông với nhân viên đã thay
đổi rất đáng kể.

Ở cấp độ tổ chức, tôi sử dụng bài khảo sát “Sự gắn kết nhân viên
và văn hóa tổ chức” của RESPECT để cung cấp cho các tổ chức một
đánh giá chẩn đoán về mức độ gắn kết hiện tại của nhân viên và

194

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.