T
Chương 3
GẮN KẾT NHÂN VIÊN
“Có ba loại người trong thế giới này: những người khiến mọi việc xảy
ra, những người ngồi nhìn mọi việc xảy ra và những người không biết
chuyện gì đang xảy ra.”
– CASEY STENGEL
ôi hy vọng lúc này bạn đã hiểu rằng việc cố gắng tạo động
lực cho nhân viên bằng cách sử dụng “củ cà rốt” sẽ không
giúp bạn gia tăng nguồn nhân lực chung của tổ chức. Vậy
làm thế nào chúng ta có thể tạo ra những nhân viên có thể khiến
mọi việc xảy ra? Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu về những
điểm khác biệt quan trọng giữa động lực và sự gắn kết của nhân
viên, lý do bạn nên ngừng cố gắng tạo động lực cho nhân viên mà
nên tập trung gắn kết họ, những lợi ích khi có một lực lượng lao
động tận tâm và những yếu tố tác động đến sự gắn kết. Ngoài ra,
chúng ta cũng sẽ thảo luận về những kết quả nghiên cứu hiện tại,
những hiểu lầm phổ biến và các biện pháp đo lường sự gắn kết
không chính xác. Hãy bắt đầu bằng cách định nghĩa rõ ràng sự
gắn kết của nhân viên và phân biệt nó với động lực.
Sự gắn kết nhân viên là gì?
Tôi đã có nhiều năm thuyết trình về chủ đề gắn kết nhân viên.
Một trong những buổi thuyết trình mà tôi nhớ nhất diễn ra chỉ
vài ngày sau khi tôi cầu hôn Karen, vợ tôi. Trong khi đang định
nghĩa khái niệm “sự gắn kết” với khán giả, đột nhiên trong đầu tôi
chợt nghĩ: “Mình đã đính hôn, nghĩa là đã có một sự gắn kết!” Tôi
nhớ rằng mình đã có một sự gắn kết thay đổi cuộc đời và nghĩ đến
những điểm khác biệt ghê gớm từ hẹn hò cho đến sống chung.
Thật vậy, sự gắn kết là một cam kết. Từ “gắn kết” (engagement)
51