- Dạ thưa thầy, năm thứ tư là năm cuối cùng của ban trung học chớ không
phải lớp tư trường làng ạ.
- À, vậy hả?
- Dạ.
- Vậy thì sau khi đậu bằng Thành Chung con có thể xin về dạy lớp nhứt
trường làng phải không con?
- Dạ phải.
- Trời đất! Con đã học lên tới đó rồi sao? - Thầy Tám sửng sốt giây lâu -
Vậy mà thầy đâu có hay!
Ông thầy xóm đứng lặng người ra nhìn đứa học trò của mình. Ông mường
tượng con đường nó đã qua, và đoạn đường nó sắo tới. Ông lẩm nhẩm:
- Con hơn cha nhà có phước. Trò hơn thầy trừogn càng có phước hơn !
Thầy tám không ngờ mình lại có được một đứa học trò như Minh. Tội
nghiệp, học giỏi vậy mà không quên ông thầy vỡ lòng. Thầy Tám quay lại
đám học trò nhem nhuốc:
- Thầy có bao nhiêu chữ thầy dạy hết cho các trò nhưng các trờ phải ráng
học.
Đám học trò ngồi lặng im, trố mắt nhìn. Thầy Tám khuyên chúng như vậy
nhưng thầy biết khó bề. Chúng nó phải giữ em cho cha mẹ đi cấy đi cày.
Nhiều đưa đã phải đem thân ở đợ khi chưa học hết vần xuôi . Dễ gì làm bạn
lâu đời với bút mực.
Học cao như Minh trong làng có được mấy người ? Chữ nghĩa quý thật,
nhưng chữ quý với người biết giá trị của chữ nghĩa, còn ngoài ra chữ nghĩa
là vô nghĩa. Dân mình cam đành chịu dốt không phải là vì không biết quý
chữ nghĩa mà vì người cai trị khinh miệt chữ nghĩa. Gặp lại học trò cũ giỏi
dang, thầy rất vui, nhưng bụng lải ngùi ngùi. Vài năm nữa, già yếu mắt mờ,
thầy cũng sẽ nghỉ dạy. Dầu mến yêu, thương hại cho đoàn hậu tấn, thầy
cũng phải tạm biệt chúng. Đúng hơn là chúng đang xa dần thầy. Thóc cao
gạo kém, cha mẹ đâu có để cho con rảnh rang đi học, hầu được dăm ba cái
chữ giắt lưng ra đời. Tiền bạc có ý nghĩa hơn. Muốn làm một lá đơn, bỏ ra
đồng bạc là có liền, còn muốn tự tay viết một lá đơn phải mất tới mười
năm... tới trường miệt mài. Làm sao thấy Tám nói được nỗi buồn của một